Công chức có được kinh doanh thêm bên ngoài để tăng thu nhập không?
Công chức có được kinh doanh thêm bên ngoài để tăng thu nhập không?
Căn cứ tại Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm như sau:
Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp như sau:
Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp
...
2. Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp:
...
đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
...
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
...
Ngoài ra, căn cứ tại điểm b, điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn như sau:
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
...
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
...
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
...
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
...
Như vậy, những việc công chức không được làm như liên quan đến đạo đức công vụ và liên quan đến bí mật nhà nước, không được làm những công việc có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự, bán hàng đa cấp hay thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Ngoài những việc công chức không được làm theo như phân tích ở trên thì công chức có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh thêm khác để tăng thu nhập.
Công chức có được kinh doanh thêm bên ngoài để tăng thu nhập không? (Hình từ Internet)
Công chức có thể thành lập hộ kinh doanh để tăng thu nhập không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ thành lập hộ kinh doanh cụ thể như sau:
Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, chỉ cần là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và đủ năng lực hành vi dân sự thì đều có thể thành lập hộ kinh doanh trừ người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành các biện giam giữ, cải tạo hoặc bị Tòa án cấm làm một số công việc nhất định.
Theo đó, công chức có thể tham gia hoặc thành lập hộ kinh doanh để tăng thu nhập.
Điều kiện để công chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
...
Như vậy, điều kiện để cấp giấy đăng ký hộ kinh doanh là:
- Ngành nghề đăng ký không bị pháp luật cấm;
- Đặt tên hộ kinh doanh đúng quy định pháp luật;
- Hồ sơ đăng ký hợp lệ;
- Hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đăng ký hộ kinh doanh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?