Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina mới ký kết năm 2023?

Cho anh hỏi các nội dung chính của Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina mới ký kết năm 2023? Câu hỏi của anh Phương (Sơn La)

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina mới ký kết năm 2023?

Ngày 25/4/2023 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na (Argentina) đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự.

Cụ thể Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina bao gồm 24 Điều và được ký kết tại Buenos Aires bởi Đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Quang Dũng và đại diện nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Pablo Anselmo Tettamanti.

Tải về Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina mới ký kết năm 2023 tại đây:

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina mới ký kết năm 2023?

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina mới ký kết năm 2023? (Hình từ Internet)

Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm các vấn đề nào?

Tại Điều 17 Luật Tương trợ tư pháp 2007 có quy định về phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự như sau:

Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Trao đổi thông tin;
6. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.

Như vậy, những vấn đề thuộc phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:

- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;

- Triệu tập người làm chứng, người giám định;

- Thu thập, cung cấp chứng cứ;

- Truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Trao đổi thông tin;

- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.

Việt Nam có thể từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự trong trường hợp nào?

Tại Điều 21 Luật Tương trợ tư pháp 2007 có quy định về từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài như sau:

Từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài
1. Uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài bị từ chối thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia;
c) Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam;
d) Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
đ) Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
2. Uỷ thác tư pháp về hình sự có thể bị hoãn thực hiện tại Việt Nam nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Việt Nam.
3. Khi quyết định từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho nước yêu cầu biết lý do và các biện pháp cần áp dụng.

Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụ, cơ quan có thẩm quyền về tố tụng hình sự có quyền từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam;

- Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia;

- Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam;

- Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;

- Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Có các nguyên tắc nào trong hoạt động tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài?

Theo Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp 2007 các nguyên tắc trong hoạt động tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:

- Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Trân trọng!

Tương trợ tư pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tương trợ tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina mới ký kết năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc tương trợ tư pháp như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đương sự Việt Nam có cần có mặt không bị tòa án nước ngoài triệu tập để cung cấp chứng cứ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tương trợ tư pháp
888 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tương trợ tư pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tương trợ tư pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào