Đương sự Việt Nam có cần có mặt không bị tòa án nước ngoài triệu tập để cung cấp chứng cứ?

Chào anh chị Luật sư. Tôi hay theo dõi báo đài thì thấy có hai trường hợp người Việt Nam nhưng qua Tây Ban Nha và có phạm tội ở nước bạn. Tôi thấy hôm nay được trả hộ chiếu và cho trở lại Việt Nam. Vậy nếu sau khi trở về Việt Nam mà tòa án Tây Ban Nha thực hiện triệu tập hai đương sự này thì họ có cần có mặt không?  Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

Nếu bị tòa án nước ngoài triệu tập để cung cấp chứng cứ thì đương sự Việt Nam có cần có mặt không?

Tại Điều 14 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa hã hội chủ nghĩa Việt Nam và vương quốc Tây Ban Nha ban hành kèm theo Thông báo 34/2017/TB-LPQT, theo đó:

1. Nếu cơ quan tư pháp của Bên yêu cầu đề nghị sự có mặt của một người tại lãnh thổ của mình để cung cấp chứng cứ hay thông tin khác, thì đề nghị này cần được nêu rõ trong yêu cầu tương trợ. Các cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu sẽ mời người đó có mặt tại cơ quan chức năng trên lãnh thổ của Bên yêu cầu và thông báo cho Bên yêu cầu về trả lời của người này trong thời gian sớm nhất có thể.
2. Yêu cầu triệu tập một người có mặt tại cơ quan chức năng của Bên yêu cầu phải được Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu tiếp nhận ít nhất chín mươi (90) ngày trước ngày người đó cần có mặt trên lãnh thổ của Bên yêu cầu. Trong trường hợp khẩn cấp, Bên được yêu cầu có thể không áp dụng thời hạn này.
3. Yêu cầu triệu tập theo quy định tại Điều này có thể không kèm theo chế tài hay điều khoản xử phạt; nếu có thì các chế tài hay điều khoản xử phạt đó sẽ không có hiệu lực trong trường hợp người được triệu tập không có mặt.
4. Trong yêu cầu tương trợ, cơ quan chức năng của Bên yêu cầu phải nêu đầy đủ các chi phí mà họ phải chi trả.

Như vậy, nếu phía Tây Ban Nha có yêu cầu 2 đương sự Việt Nam quay lại để tiếp tục điều tra thì họ phải có mặt tại lãnh thổ quốc gia này theo đúng quy định.

Trường hợp giới chức quốc gia này ủy thác cho phía Việt Nam thực hiện lấy lời khai, cung cấp chứng cứ thì 2 nghệ sĩ phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Đương sự Việt Nam có cần có mặt không bị tòa án nước ngoài triệu tập để cung cấp chứng cứ?

Đương sự Việt Nam có cần có mặt không bị tòa án nước ngoài triệu tập để cung cấp chứng cứ? (Hình từ Internet)

Giới chức nước ngoài có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn với đương sự Việt Nam vi phạm không?

Theo Điều 3 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa hã hội chủ nghĩa Việt Nam và vương quốc Tây Ban Nha ban hành kèm theo Thông báo 34/2017/TB-LPQT, như sau:

Tương trợ tư pháp bao gồm:
a) xác định địa điểm và nhận dạng người;
b) tống đạt tài liệu tư pháp;
c) thu thập chứng cứ, bao gồm cả việc lấy lời khai;
d) thực hiện lệnh khám xét và thu giữ;
e) tống đạt giấy triệu tập để đạt được sự đồng thuận của người được đề nghị cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra tại Bên yêu cầu, và trường hợp người đó đang bị giam giữ thì tổ chức chuyển giao tạm thời người đó sang Bên yêu cầu;
f) khám xét, phong tỏa, thu giữ và tịch thu tài sản do phạm tội mà có và công cụ, phương tiện phạm tội;
g) chuyển giao đồ vật bao gồm cả việc trao trả đồ vật và chứng cứ cho mượn để xuất trình tại tòa án;
h) trao đổi thông tin về tội phạm và thủ tục tố tụng hình sự tại Bên được yêu cầu;
i) trao đổi thông tin về tiền án, tiền sự của công dân của Bên kia;
j) chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) các hình thức tương trợ khác phù hợp với mục đích của Hiệp định này và không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu.

Theo đó, giới chức Tây Ban Nha không thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn với 2 đương sự này. Ngoài ra, nếu cơ quan chức năng Việt Nam không có quyết định ngăn chặn thì hai người này sẽ không bị áp dụng bất cứ biện pháp ngăn chặn nào.

Việt Nam được từ chối tương trợ với giới chức nước ngoài khi nào?

Căn cứ Điều 4 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa hã hội chủ nghĩa Việt Nam và vương quốc Tây Ban Nha ban hành kèm theo Thông báo 34/2017/TB-LPQT, như sau:

1. Bên được yêu cầu sẽ từ chối tương trợ trong các trường hợp sau:
a) nếu yêu cầu không phù hợp với điều ước quốc tế mà Bên được yêu cầu là thành viên và quy định của pháp luật Bên được yêu cầu;
b) nếu việc thực hiện yêu cầu có thể gây phương hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hay các lợi ích chung thiết yếu khác;
c) nếu yêu cầu tương trợ liên quan đến việc truy tố một người về một tội phạm mà người đó đã bị kết án, được tuyên vô tội, được đại xá hoặc đặc xá ở Bên được yêu cầu hoặc người đó không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu nếu tội phạm đó thực hiện trong phạm vi thẩm quyền xét xử của Bên được yêu cầu;
d) nếu hành vi liên quan đến yêu cầu không cấu thành tội phạm theo pháp luật Bên được yêu cầu;
e) nếu yêu cầu liên quan đến tội phạm bị áp dụng hình phạt tử hình trên lãnh thổ của Bên yêu cầu nhưng tội phạm đó trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu không bị tuyên phạt hình phạt tử hình hoặc nhìn chung không áp dụng hình phạt này, trừ trường hợp Bên yêu cầu đưa ra cam kết mà Bên được yêu cầu thấy thỏa đáng rằng hình phạt tử hình sẽ không được tuyên, hoặc nếu tuyên thì sẽ không được thi hành.

Với quy định này thì phía Việt Nam sẽ được phép từ chối tương trợ với giới chức nước ngoài nếu thuộc các trường hợp nêu trên.

Trân trọng!

Tương trợ tư pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tương trợ tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina mới ký kết năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc tương trợ tư pháp như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đương sự Việt Nam có cần có mặt không bị tòa án nước ngoài triệu tập để cung cấp chứng cứ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tương trợ tư pháp
Nguyễn Minh Tài
239 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tương trợ tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào