Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước ở đâu? Ngưỡng khai thác nước dưới đất được lập ra nhằm mục đích gì?
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước ở đâu? Ngưỡng khai thác nước dưới đất được lập ra nhằm mục đích gì?
- Dựa vào đâu để xác định được ngưỡng khai thác nước dưới đất?
- Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải bảo đảm được mấy yêu cầu tất yếu?
- Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có trách nhiệm như thế nào?
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước ở đâu? Ngưỡng khai thác nước dưới đất được lập ra nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
[...]
4. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển.
[...]
19. Ngưỡng khai thác nước dưới đất là giới hạn cho phép khai thác nước dưới đất nhằm bảo đảm không gây xâm nhập mặn, suy thoái nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước, sụt, lún đất, tác động xấu đến nguồn nước và môi trường.
[...]
Như vậy, theo quy định trên, nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển.
Theo đó, ngưỡng khai thác nước dưới đất là giới hạn cho phép khai thác nước dưới đất được lập ra nhằm mục đích bảo đảm không gây xâm nhập mặn, suy thoái nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước, sụt, lún đất, tác động xấu đến nguồn nước và môi trường.
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước ở đâu? Ngưỡng khai thác nước dưới đất được lập ra nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Dựa vào đâu để xác định được ngưỡng khai thác nước dưới đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Điều 30. Ngưỡng khai thác nước dưới đất
1. Ngưỡng khai thác nước dưới đất là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định và quyết định, phê duyệt các nhiệm vụ sau đây:
a) Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; ban hành vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
b) Phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông; phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
c) Cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất;
d) Dự án, giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
2. Ngưỡng khai thác nước dưới đất được xác định căn cứ vào đặc điểm nguồn nước; hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước; yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
[.....]
Như vậy, theo quy định trên, ngưỡng khai thác nước dưới đất được xác định dựa vào đặc điểm nguồn nước; hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước; yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, ngưỡng khai thác nước dưới đất là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định và quyết định, phê duyệt các nhiệm vụ sau:
- Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; ban hành vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông; phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
- Cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất;
- Dự án, giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải bảo đảm được mấy yêu cầu tất yếu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Điều 30. Ngưỡng khai thác nước dưới đất
[...]
3. Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện đối với từng khu vực, tầng chứa nước;
b) Cân bằng giữa lượng nước khai thác với lượng nước bổ cập hằng năm cho tầng chứa nước và mối quan hệ với các tầng chứa nước liên quan;
c) Bảo vệ nguồn nước dưới đất, hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và địa phương có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải bảo đảm được 03 yêu cầu tất yếu, bao gồm:
- Thực hiện đối với từng khu vực, tầng chứa nước;
- Cân bằng giữa lượng nước khai thác với lượng nước bổ cập hằng năm cho tầng chứa nước và mối quan hệ với các tầng chứa nước liên quan;
- Bảo vệ nguồn nước dưới đất, hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và địa phương có liên quan.
Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có trách nhiệm như thế nào?
Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2023, cụ thể như sau:
(1) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước, có phương án cấp nước dự phòng, phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước và các sự cố khác theo quy định của pháp luật về cấp nước bảo đảm cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước;
(2) Chỉ dẫn về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và kiểm soát, theo dõi các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
(3) Thực hiện quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước và quan trắc, giám sát tự động liên tục, định kỳ chất lượng nguồn nước khai thác theo quy định tại Điều 51 Luật Tài nguyên nước 2023 và kết nối, truyền dữ liệu về Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng: Kiên quyết loại bỏ tài khoản thanh toán không chính chủ?
- Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô từ 01/01/2025?
- Bộ Đề thi Tiếng việt lớp 5 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 ngân hàng?
- Kỹ thuật y làm việc tại các bệnh viện công lập thì có phải thực hành khám chữa bệnh hay không?