Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Căn cứ nào để đánh giá nhãn hiệu hàng hóa bị làm giả?

Tôi nghi ngờ nhãn hiệu hàng hóa của tôi bị đối thủ làm nhái, cho tôi hỏi căn cứ đánh giá nhãn hiệu làm giả như thế nào? Anh Toàn - Thanh Hóa

Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 giải thích về nhãn hiệu như sau:

Giải thích từ ngữ
...
16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
...

Theo đó, nhãn hiệu là thuật ngữ chung dùng để chỉ nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một cá nhân, doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa của mình với hàng hóa cùng loại của cá nhân, doanh nghiệp khác.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Căn cứ nào để đánh giá nhãn hiệu hàng hóa bị làm giả? (Hình từ Internet)

Thế nào là giả mạo nhãn hiệu hàng hóa?

Căn cứ tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ như sau:

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
1. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
...

Như vậy, việc giả mạo nhãn hiệu hàng hóa là sử dụng nhãn hiệu có chưa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ mà không có sự cho phép của chủ nhãn hiệu.

Căn cứ đánh giá nhãn hiệu hàng hóa có bị làm giả hay không?

Tại khoản 1, 2 Điều 13 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:
1. Căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ bao gồm:
a) Phạm vi bảo hộ về tổng thể, từng thành phần của nhãn hiệu; mức độ tương tự của dấu hiệu với nhãn hiệu về tổng thể và với các thành phần có khả năng phân biệt của nhãn hiệu, đặc biệt thành phần gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng;
b) Tính liên quan của hàng hóa, dịch vụ về chức năng, công dụng, thành phần cấu tạo; thực tiễn tập quán mua bán, phân phối, lựa chọn, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; điều kiện, phương thức, địa điểm bày bán, phân phối, tiếp thị, quảng bá, mua bán hàng hóa, dịch vụ;
c) Đặc điểm, mức độ chú ý của người tiêu dùng khi lựa chọn, mua bán hàng hóa, dịch vụ;
d) Những tiêu chí khác như: thực tiễn sử dụng và bảo hộ các nhãn hiệu tương tự cho cùng loại hàng hóa; ảnh hưởng của các yếu tố khác tạo ra sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ bị xem xét với hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ;
đ) Chứng cứ về hậu quả nhầm lẫn đối với người tiêu dùng có thể được sử dụng để hỗ trợ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu nhưng không phải là điều kiện bắt buộc trong việc đưa ra kết luận về khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu.
2. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì không cần xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo nhãn hiệu đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì cần phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
...

Như vậy, đối với việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì cần phải dựa trên các yếu tố sau:

- Mức độ gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ:

+ Mức độ tương tự của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ về tổng thể và thành phần, đặc biệt là thành phần gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng;

+ Tính liên quan về các yếu tố của hàng hóa, thực tiễn tập quán lưu thông của hàng hóa, cách lưu thông của hàng hóa

+ Mức độ gây chú ý đến người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hóa;

+ Mức độ ảnh hưởng đến sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hàng hóa làm giả nhãn hiệu và hàng hóa được bảo hộ

+ Chứng cứ về hậu quả cho sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.

- Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

+ Nếu sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ thì không cần xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa mang nhãn hiệu;

+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kèm theo nhãn hiệu đã được bảo hộ thì phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa mang nhãn hiệu

Trân trọng!

Nhãn hiệu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhãn hiệu
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí gia hạn nhãn hiệu là bao nhiêu? Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng dấu hiệu dưới dạng phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Định vị thương hiệu là gì? Các dấu hiệu nào không được bảo hộ với danh nghĩa thương hiệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Căn cứ nào để đánh giá nhãn hiệu hàng hóa bị làm giả?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là gì? Tổ chức, cá nhân có cần phải xin phép khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận không?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhãn hiệu
Chu Tường Vy
8,017 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào