Mức trần học phí ngành Luật năm học 2023-2024 là bao nhiêu? Chuẩn đầu ra của Cử nhân Luật được pháp luật quy định như thế nào?
Học phí là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Mức trần học phí ngành Luật trong năm học 2023-2024 là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về mức trần học phí ngành Luật năm học 2023-2024 đối với giáo dục đại học như sau:
- Mức trần học phí áp dụng cụ thể với từng loại cơ sở giáo dục đại học:
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thì mức trần học phí là 1.410 nghìn đồng/sinh viên/tháng;
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thì mức học phí được xác định tối đa là 2.820 nghìn đồng/sinh viên/tháng (tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên);
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì mức học phí được xác định tối đa là 3.525 nghìn đồng/sinh viên/tháng (tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên);
+ Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
- Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 2.115 nghìn đồng/sinh viên/tháng.
- Trường hợp học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.
- Học phí đào tạo đại học tính theo tín chỉ, mô-đun:
+ Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:
Học phí tín chỉ, mô-đun = Tổng học phí toàn khóa/Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa
Tổng học phí toàn khóa = Mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.
+ Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, giải trình với người học;
+ Trường hợp đào tạo bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học, người đóng học phí của các tín chỉ thực học theo chương trình đào tạo.
- Đối với các cơ sở giáo dục đại học do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học quy định mức thu học phí từng năm học theo từng ngành đào tạo nhưng không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
- Các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại. Mức học phí học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP phù hợp với từng loại hình đơn vị. Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì mức thu theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục đại học công lập trên cơ sở bù đắp đủ chi phí.
- Sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh là người nước ngoài đang theo học tại cơ sở giáo dục đại học công lập nộp học phí theo mức thu do cơ sở giáo dục đại học quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.
Mức trần học phí ngành Luật năm học 2023-2024 là bao nhiêu? Chuẩn đầu ra của Cử nhân Luật được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chuẩn đầu ra của Cử nhân Luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Phụ lục Bảng mô tả khung trình độ quốc gia Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2016) quy định về chuẩn đầu ra áp dụng với Cử nhân Luật như sau:
(i) Về kiến thức:
- Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo.
- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.
- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
- Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể.
- Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.
(ii) Về kỹ năng:
- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.
- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.
- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
(iii) Về mức tự chủ và trách nhiệm:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
(iv) Về khối lượng học tập tối thiểu:
Cử nhân Luật phải đảm bảo hoàn thành tối thiểu 120 - 180 tín chỉ.
Như vậy, sinh viên Luật phải hoàn thành chương trình đào tạo và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra nêu trên sẽ được cấp bằng cử nhân luật (bằng đại học).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người chưa đủ 15 tuổi có được sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua người có ảnh hưởng thì người có ảnh hưởng có trách nhiệm gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Dân quân tự vệ từ ngày 22/12/2024 là gì?
- Từ 01/01/2025, có các phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào?
- Người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật là ai? Có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?