Tác giả được chia lợi nhuận bao nhiêu khi tổ chức, cá nhân sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu KH và phát triển CN sử dụng NSNN?
- Tác giả được chia lợi nhuận bao nhiêu khi tổ chức, cá nhân sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu KH và phát triển CN sử dụng NSNN?
- Quyền của tác giả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có quyền xét giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu KH và phát triển CN sử dụng NSNN?
Tác giả được chia lợi nhuận bao nhiêu khi tổ chức, cá nhân sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu KH và phát triển CN sử dụng NSNN?
Tại Điều 43 Luật Khoa học và công nghệ 2013 được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
Phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
1. Lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được chia cho tác giả tối thiểu 30% và phần lợi nhuận còn lại được phân chia giữa chủ sở hữu, cơ quan chủ trì, người môi giới theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc phân chia lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền, góp vốn bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Như vậy, khi tổ chức, cá nhân sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thì:
- Tác giả được chia tối thiếu 30%;
- Phần lợi nhuận còn lại được phân chia giữa chủ sở hữu, cơ quan chủ trì, người môi giới theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên đối với lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền, góp vốn bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tác giả được chia lợi nhuận bao nhiêu khi tổ chức, cá nhân sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu KH và phát triển CN sử dụng NSNN? (Hình từ Internet)
Quyền của tác giả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được quy định như thế nào?
Tại Điều 42 Luật Khoa học và công nghệ 2013 có quy định về quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như sau:
Người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là tác giả của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đó.
Tác giả của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hưởng quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nào có quyền xét giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu KH và phát triển CN sử dụng NSNN?
Tại Điều 41 Luật Khoa học và công nghệ 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như sau:
Quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì đại diện chủ sở hữu nhà nước được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở do mình phê duyệt;
c) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do mình quyết định phê duyệt.
3. Đại diện chủ sở hữu nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này có quyền xét giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng, khai thác kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng đó được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn hoặc giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Khi được cấp văn bằng bảo hộ, tổ chức chủ trì là chủ sở hữu các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng tương ứng.
5. Chính phủ quy định cụ thể quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quy định tại Điều này.
Như vậy, việc xét giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của đại diện chủ sở hữu nhà nước bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở do mình phê duyệt;
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại 02 trường hợp trên là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do mình quyết định phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào?
- Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất có các bộ phận nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-3:2010?
- Ngày 7 tháng 11 là ngày gì? Ngày 7 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Số lượng cán bộ chuyên trách công tác đảng là bao nhiêu?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 tỉnh Cao Bằng?
- Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?