Người được ủy quyền có cần phải ký vào giấy ủy quyền không? Giá trị pháp lý của giấy ủy quyền được quy định như thế nào?
Người được ủy quyền có cần phải ký vào giấy ủy quyền không?
Theo Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:
Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Hiện nay, việc ủy quyền thường được xác lập với 2 hình thức là hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền. Bản chất của giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự, là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, vì thế mà không cần người được ủy quyền đồng ý.
Dẫn chiếu đến Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về hợp đồng ủy quyền như sau:
Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên nên người được ủy quyền không cần phải ký vào giấy ủy quyền.
Người được ủy quyền có cần phải ký vào giấy ủy quyền không? Giá trị pháp lý của giấy ủy quyền được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Giá trị pháp lý của giấy ủy quyền được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định về thủ tục chứng thực chữ ký như sau:
Thủ tục chứng thực chữ ký
...
4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Như vậy, giá trị pháp lý của giấy ủy quyền bao gồm:
- Giấy ủy quyền không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc được ủy quyền.
- Sau khi giấy ủy quyền được lập mà người được ủy quyền không thực hiện các công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu người được ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.
- Trong trường hợp ủy quyền đơn giản không có thù lao không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền, không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và pháp luật không bắt buộc phải công chứng nên hình thức lậm giấy ủy quyền hiện nay rất phổ biến.
Khi người yêu cầu chứng thực trên giấy ủy quyền không biết chữ thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định về thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch
...
3. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
...
Nếu trường hợp người yêu cầu chứng thực không biết chữ trong trường hợp này thì phải chuẩn bị một số điều kiện sau:
- Người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
- Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, khi người yêu cầu chứng thực trên giấy ủy quyền không biết chữ thì người yêu cầu chứng thực chỉ cần có 2 người làm chứng, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng giao dịch để thực hiện việc chứng thực giấy ủy quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
- Mẫu số 02 đơn tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội từ ngày 26/11/2024?
- Cách ghi phiếu đánh giá công chức 2024 chi tiết? Tải phiếu đánh giá công chức ở đâu?
- Hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở tại tỉnh Cà Mau 2024?
- 60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính sách gì từ ngày 01/7/2025?