Bỏ dao trong cốp xe máy để phòng thân nhằm cố ý gây thương tích cho người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

Cho hỏi: Bỏ dao trong cốp xe máy để phòng thân bị xử phạt như thế nào? Bỏ dao trong cốp xe máy để phòng thân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Câu hỏi của anh Quốc (Bình Định)

Dao được xem là vũ khí không?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về vũ khí được hiểu như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
...

Như vậy, dao được xem là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp có khả năng gây sát thương, nguy hiểm đến tính mạng của con người.

Bỏ dao trong cốp xe máy để phòng thân nhằm cố ý gây thương tích cho người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

Bỏ dao trong cốp xe máy để phòng thân nhằm cố ý gây thương tích cho người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Bỏ dao trong cốp xe máy để phòng thân nhằm cố ý gây thương tích cho người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định trật tự công cộng như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;
đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.

Tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, hành vi bỏ dao trong cốp xe máy để phòng thân nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác thì có thể bị xử phạt hành chính lên đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung đối với hành vi bỏ dao trong cốp xe máy để phòng thân bằng việc tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định này.

Bỏ dao trong cốp xe máy để phòng thân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Căn cứ Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 108 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ cụ thể như sau:

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, hành vi bỏ dao trong cốp xe máy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự.

Hành vi này có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Xem toàn bộ VBHN các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).

Trân trọng!

Tội cố ý gây thương tích
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội cố ý gây thương tích
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Các yếu tố nào cấu thành tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dưới 18 tuổi có hành vi cố ý gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiều người cùng gây thương tích cho một người thì trách nhiệm bồi thường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích cho hai người dưới 11% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích là gì? Tội cố ý gây thương tích thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi cố ý gây thương tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh người gây thương tích 1% có bị xử lý hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội cố ý gây thương tích
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,685 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội cố ý gây thương tích
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào