Kinh tế tuần hoàn theo pháp luật hiện nay là gì? Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là gì?

Cho tôi hỏi kinh tế tuần hoàn theo pháp luật hiện nay là gì? (Câu hỏi của chị Hồng - Nghệ An).

Theo quy định pháp luật hiện nay kinh tế tuần hoàn là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Kinh tế tuần hoàn theo pháp luật hiện nay là gì? Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là gì?

Kinh tế tuần hoàn theo pháp luật hiện nay là gì? Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là gì? (Hình từ Internet).

Trong sản xuất kinh tế, mô hình kinh tế tuần hoàn được áp dụng ở giai đoạn nào?

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể như sau:

Kinh tế tuần hoàn
.....
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lồng ghép kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối.
....

Như vậy, đối với các cơ quan nhà nước gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn từ ngay giai đoạn xây dựng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải.

Với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, từ giai đoạn xây dựng dự án đến giai đoạn sản xuất, phân phối thì mô hình kinh tế tuần hoàn đã được áp dụng thông qua việc thiết lập hệ thống giám sát, tiến hành các biện pháp giảm chất thải, giảm khai thác tài nguyên, nâng cao tái sử dụng, tái chết chất thải.

Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là gì?

Theo khoản 1 Điều 138 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chung về kinh tế tuần hoàn thì mục tiêu của kinh tế tuần hoàn bao gồm:

Thứ nhất, giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng.

Thứ hai, kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện.

Thứ ba, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.

Ai là người có trách nhiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn?

Căn cứ theo Điều 139 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Lộ trình, trách nhiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định tại khoản 5 Điều này trước ngày 31 tháng 12 năm 2023;
b) Xây dựng, vận hành nền tảng kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn;
c) Xây dựng, ban hành khung hướng dẫn áp dụng, đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn;
d) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, có trách nhiệm:
a) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn của ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với kế hoạch hành động quốc gia quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, giáo dục, đào tạo về nội dung kinh tế tuần hoàn;
c) Lồng ghép các tiêu chí cụ thể thực hiện kinh tế tuần hoàn ngay trong quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải;
d) Quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu thực hiện kinh tế tuần hoàn và tích hợp với hệ thống thông tin dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
đ) Tổ chức áp dụng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn đối với ngành, lĩnh vực năng lượng, nguyên liệu, chất thải theo kế hoạch hành động quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
e) Thực hiện các trách nhiệm khác liên quan đến kinh tế tuần hoàn theo quy định tại Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng, lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh phù hợp với các kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này trên địa bàn quản lý;
c) Tổ chức áp dụng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn đối với ngành, lĩnh vực năng lượng, nguyên liệu, chất thải theo kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản này, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Qua quy định trên, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn bao gồm:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong quá trình thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, các cơ quan phối hợp với nhau nhằm xây dựng kế hoạch, lấy ý kiến và phê duyệt các kế hoạch liên quan đến hoạt động thực hiện kinh tế tuần hoàn sao cho phù hợp. Tùy vào thẩm quyền và trách nhiệm được giao, thì mỗi cơ quan có trách nhiệm thực hiện những hoạt động đã được đề ra.

Trân trọng!

Mô hình kinh tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mô hình kinh tế
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh tế tuần hoàn theo pháp luật hiện nay là gì? Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mô hình kinh tế
Dương Thanh Trúc
4,551 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mô hình kinh tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mô hình kinh tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào