Sử dụng lao động chưa thành niên cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Cho tôi hỏi lao động trẻ em có giống với lao động chưa thành niên hay không và khi muốn thuê lao động nhỏ tuổi tôi cần chú ý nguyên tắc gì? Câu hỏi của chị Lan Phương - Vũng Tàu

Lao động trẻ em có phải là lao động chưa thành niên hay không?

Theo pháp luật quốc tế, chủ yếu là các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), không sử dụng thuật ngữ “người lao động chưa thành niên” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “lao động trẻ em”.

Tại Điều 2 Công ước số 182 năm 1999 về cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (năm 1999), của ILO, đưa ra khái niệm về trẻ em là người dưới 18 tuổi.

Điều 2
Trong Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, theo Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em thì định nghĩa một đứa trẻ là: “Mọi con người dưới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn”

Điều 1.
Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.

Căn cứ vào Điều 1 Luật Trẻ em 2016 có định nghĩa về trẻ em như sau:

Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về người lao động chưa thành niên được quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Như vậy, lao động trẻ em theo pháp luật Việt Nam là những người lao động dưới 16 tuổi, còn lao động chưa thành niên là những người lao động dưới 18 tuổi. Nói cách khác, lao động trẻ em là một phần của lao động chưa thành niên, sau đây gọi chung là lao động chưa thành niên.

Sử dụng lao động chưa thành niên cần tuân thủ những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)

Sử dụng lao động chưa thành niên cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên như sau:

Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Như vậy, khi sử dụng lao động chưa thành niên cần phải chú ý 04 nguyên tắc:

- Người sử dụng lao động cần đảm bảo rằng người lao động chưa thành niên phải được làm những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển tự nhiên;

- Người sử dụng lao động trong lúc thuê người lao động chưa thành niên phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập;

- Người sử dụng lao động cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ và đảm bảo các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật;

- Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên được học tập nâng cao trình độ tay nghề.

Việc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về lao động chưa thành niên như sau:

Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó;
b) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
c) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động;
d) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;
đ) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động;
b) Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, mức phạt đối với những hành vi vi phạm về sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật đối với người sử dụng lao động là cá nhân có thể lên đến 75.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm của người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi so với cá nhân, tức là số tiền phạt có thể lên đến 150.000.000 đồng.

Trân trọng!

Lao động chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lao động chưa thành niên
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động chưa thành niên có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động 16 tuổi đi làm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể làm việc vào ban đêm với những công việc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng lao động chưa thành niên cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi? Thẩm quyền đồng ý việc sử dụng người lao động dưới 13 tuổi làm việc thuộc về ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động chưa thành niên có được làm thêm giờ không? Những công việc nào người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động dưới 18 tuổi có được làm việc tại quán Bar, vũ trường không? Sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi có phải xin phép ý kiến của phụ huynh?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền lợi của lao động chưa thành niên
Hỏi đáp pháp luật
Không được sử dụng người lao động chưa thành niên
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động chưa thành niên
Chu Tường Vy
1,497 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lao động chưa thành niên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào