Hành vi chống mệnh lệnh trong Bộ Quốc phòng bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng khi vi phạm quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 41 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong Quốc phòng như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
2. Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.
3. Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
5. Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
7. Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.
Như vậy, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng khi vi phạm sẽ bị kỷ luật sau đây:
- Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật.
- Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật.
- Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến.
- Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
- Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
- Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
- Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.
Hành vi chống mệnh lệnh trong Bộ Quốc phòng bị xử lý kỷ luật theo quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi chống mệnh lệnh trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định việc áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng về việc chống mệnh lệnh như sau:
Chống mệnh lệnh
1. Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật cảnh cáo hoặc hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong sẵn sàng chiến đấu;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Như vậy, bạn là quân nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do cấp trên ban hành hoặc người chỉ đạo trức tiếp nhưng có hành vi chống đối mệnh lệnh theo quy định của Bộ Quốc phòng thì sẽ có hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi chống mệnh lệnh.
Tùy vào từng mức độ vi phạm mà người quân nhân có thể bị:
- Kỷ luật cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Giáng bậc quân hàm.
- Tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
Hình thức xử lý hình sự đối với hành vi chống mệnh lệnh trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 394 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống mệnh lệnh cụ thể như sau:
Tội chống mệnh lệnh
1. Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ lực;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Như vậy, đây là một hành vi chống mệnh lệnh hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, đến quan hệ chỉ huy, phục tùng của Quân đội.
Tùy thuộc vào mức độ của người quân nhân vi phạm mà có hình thức xử lý hình sự đối với hành vi chống mệnh lệnh và có nguy cơ phải đối diện với mức án lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Xem toàn bộ VBHN các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?