Trang phục của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như thế nào?

Trang phục của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án và người được triệu tập đến phiên tòa xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như thế nào? Chị An - Huế

Tòa gia đình và người chưa thành niên có được xét xử lưu động các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi không?

Căn cứ tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC có quy định về xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi như sau:

Xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi
1. Khi xét xử vụ án hình sự quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện các quy định sau đây:
...
d) Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
đ) Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
2. Khi xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 4 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, Tòa gia đình và người chưa thành niên không được xét xử lưu động các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục thì Tòa gia đình và người chưa thành niên phải xét xử kín.

Trang phục của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi?

Trang phục của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi? (Hình từ Internet)

Trang phục của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như thế nào?

Căn cứ tại Điều 25 Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH có quy định về trang phục của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như sau:

Trang phục của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
1. Trong giai đoạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố vụ án, nếu có mặt người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người có thẩm quyền khác không nhất thiết phải mặc trang phục của ngành, cơ quan, tổ chức mình, có thể mặc thường phục dân sự nhưng phải bảo đảm gọn gàng, lịch sự.
2. Trường hợp phiên tòa tổ chức tại phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì Thẩm phán mặc trang phục theo quy định của Thông tư số 02/2018, những người tiến hành tố tụng khác và những người được triệu tập đến phiên tòa mặc trang phục theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Và tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC có quy định về xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi như sau:

Xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi
1. Khi xét xử vụ án hình sự quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện các quy định sau đây:
...
b) Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);
...
2. Khi xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 4 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, trang phục của người có thẩm quyền trong giai đoạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố vụ án, nếu có mặt người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi thì không mặc trang phục của ngành, cơ quan, tổ chức mình, phải mặc thường phục dân sự nhưng phải bảo đảm gọn gàng, lịch sự.

Trường hợp phiên tòa tổ chức tại phòng xử án thì Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo đúng quy định.

Trường hợp những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xét xử thân thiện thì Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng).

Trang phục của những người được triệu tập đến phiên tòa xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH có quy định về trang phục của những người được triệu tập đến phiên tòa như sau:

Trang phục của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
1. Trong giai đoạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố vụ án, nếu có mặt người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người có thẩm quyền khác không nhất thiết phải mặc trang phục của ngành, cơ quan, tổ chức mình, có thể mặc thường phục dân sự nhưng phải bảo đảm gọn gàng, lịch sự.
2. Trường hợp phiên tòa tổ chức tại phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì Thẩm phán mặc trang phục theo quy định của Thông tư số 02/2018, những người tiến hành tố tụng khác và những người được triệu tập đến phiên tòa mặc trang phục theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, khi phiên tòa tổ chức tại phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì những người được triệu tập đến phiên tòa xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi được quy định mặc trang phục dân sự nhưng phải bảo đảm gọn gàng, lịch sự.

Trân trọng!

Tòa án nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án nhân dân 10 tỉnh vào diện thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 04/2024/TT-TANDTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người không công tác tại các Tòa án được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Tòa án nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp là cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tòa án nhân dân cập nhật mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
1,585 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào