Việt Nam có cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ hay không?
Việt Nam có cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ hay không?
Tại Điều 4 Luật Quốc phòng 2018 có quy định về chính sách của Nhà nước về quốc phòng như sau:
Chính sách của Nhà nước về quốc phòng
1. Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
2. Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược.
3. Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, một trong những chính sách của nhà nước về quốc phòng là không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác.
Cho nên, lực lượng quân sự nước ngoài sẽ không được đặt căn cứ quân sự của mình trên lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam có cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ quân sự được phân loại như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 04/CP năm 1995 có quy định như sau:
Căn cứ vào tính chất, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự được phân ra bốn loại:
1/ Loại 1: Các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng thể hiện nhiệm vụ chiến lược quốc phòng hoặc có tính chất quyết định trong việc bảo vệ và phát huy hiệu quả cao trong chiến đấu.
2/ Loại 2: Các công trình quốc phòng và khu quân sự quan trọng để phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo.
3/ Loại 3: Các công trình quốc phòng và khu quân sự phục vụ nhiệm vụ tác chiến, huấn luyện, diễn tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học của các đơn vị lực lượng vũ trang.
4/ Loại 4: Các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng nhưng mang tính chất phổ thông; các công trình phục vụ cho việc sơ tán, phòng tránh; các thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt cũ hiện thời chưa sử dụng nhưng vẫn được quản lý, bảo vệ để đưa vào sử dụng khi có nhu cầu.
Như vậy, căn cứ quân sự có thể được phân loại thành 4 loại tùy thuộc tính chất, mục đích sử dụng của căn cứ quân sự.
Chụp ảnh căn cứ quân sự trái phép có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 26 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm quy định về bảo vệ bí mật công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ khu vực bảo vệ của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thu thập thông tin về vị trí, tác dụng, kết cấu, ghi chép các số liệu có liên quan đến công trình quốc phòng, khu quân sự không đúng chức trách, nhiệm vụ hoặc không được phép của cấp có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
....
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tùy vào hành vi cũng như tính chất của căn cứ quân sự. người có hành vi chụp ảnh căn cứ quân sự trái phép có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?