Trong vận tải đường sắt thì hàng siêu trường và hàng siêu trọng khác nhau như thế nào?

Cho tôi hỏi hàng siêu trường và hàng siêu trọng trong vận tải đường sắt khác nhau hay giống nhau? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Những trường hợp nào được xem là vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng trong vận tải đường sắt?

Tại Điều 38 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT có quy định về vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng. Cụ thể:

Hàng siêu trường

- Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường bằng có chiều cao tính từ mặt ray trở lên hoặc chiều rộng vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;

- Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường thẳng có chiều dài của hàng vượt quá chiều dài sàn của toa xe.

Hàng siêu trọng

- Hàng hóa có trọng lượng vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe;

- Hàng hóa có chiều dài tiếp xúc trên mặt sàn toa xe nhỏ hơn 2 mét và có trọng lượng lớn hơn 16 tấn.

Trong vận tải đường sắt thì hàng siêu trường và hàng siêu trọng khác nhau như thế nào?

Tại Điều 3 Luật Đường sắt 2017 có quy định về hàng siêu trường và hàng siêu trọng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ.
2. Chạy tàu là hoạt động để điều khiển sự di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt.
3. Chứng vật chạy tàu là bằng chứng cho phép phương tiện giao thông đường sắt được chạy vào khu gian và được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, thẻ đường, giấy phép, phiếu đường.
4. Công lệnh tải trọng là quy định về tải trọng tối đa cho phép trên một trục và tải trọng rải đều tối đa cho phép theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
5. Công lệnh tốc độ là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
6. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
7. Công trình công nghiệp đường sắt là công trình được xây dựng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông đường sắt; sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt.
8. Đề-pô là nơi tập kết tàu để bảo dưỡng, sửa chữa, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác.
9. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
10. Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa.
11. Ga đường sắt là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, đón, trả khách, xếp, dỡ hàng hoá, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác.
12. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có khối lượng vượt quá tải trọng cho phép của toa xe hoặc khi xếp lên toa xe có tổng khối lượng hàng hóa và toa xe vượt quá tải trọng quy định của công lệnh tải trọng đã được công bố.
13. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên toa xe có kích thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, khổ giới hạn và chiều dài toa xe của khổ đường tương ứng.

Theo đó, hàng siêu trường và hàng siêu trọng trong vận tải đường sắt có sự khác nhau:

Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có khối lượng vượt quá tải trọng cho phép của toa xe hoặc khi xếp lên toa xe có tổng khối lượng hàng hóa và toa xe vượt quá tải trọng quy định của công lệnh tải trọng đã được công bố.

Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên toa xe có kích thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, khổ giới hạn và chiều dài toa xe của khổ đường tương ứng.

Hàng siêu trường và hàng siêu trọng trong vận tải đường sắt khác nhau hay giống nhau?

Hàng siêu trường và hàng siêu trọng trong vận tải đường sắt khác nhau hay giống nhau? (Hình từ Internet)

Những trường hợp nào được xem là vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng trong vận tải đường sắt?

Tại Điều 38 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT có quy định về vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng. Cụ thể:

Hàng siêu trường

- Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường bằng có chiều cao tính từ mặt ray trở lên hoặc chiều rộng vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;

- Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường thẳng có chiều dài của hàng vượt quá chiều dài sàn của toa xe.

Hàng siêu trọng

- Hàng hóa có trọng lượng vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe;

- Hàng hóa có chiều dài tiếp xúc trên mặt sàn toa xe nhỏ hơn 2 mét và có trọng lượng lớn hơn 16 tấn.

Giá vận tải hàng siêu trường và hàng siêu trọng bằng đường sắt do ai quyết định?

Tại Điêu 56 Luật Đường sắt 2017 có quy định về giá vận tải đường sắt như sau:

Giá vận tải đường sắt
1. Giá vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá trên đường sắt quốc gia do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định; giá vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; giá vận tải trên đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quyết định.
2. Giá vận tải đường sắt phải được niêm yết tại ga đường sắt và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trước thời điểm áp dụng.
3. Giá vận tải hàng siêu trường, siêu trọng do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận.
4. Chính phủ quy định việc miễn, giảm giá vận tải hành khách cho đối tượng chính sách xã hội.

Theo đó, giá vận tải hàng siêu trường và hàng siêu trọng sẽ do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận.

Trân trọng!

Giao thông đường sắt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường sắt
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 63/2024/TT-BCA quy định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu tuyến đường sắt? Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là tuyến nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông được trang bị phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ giao thông đường sắt từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh dài bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
8 nội dung kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyến đường sắt quốc gia được xem xét tháo dỡ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự đề nghị cấp giấy phép xây dựng đường ngang được thực hiện theo các bước nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP HCM vào năm 2035?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường sắt
Huỳnh Minh Hân
2,276 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào