Khái niệm về tội phạm được pháp luật quy định như thế nào? Làm cách nào để xác định tội danh của tội phạm?
Khái niệm tội phạm được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội phạm cụ thể như sau:
Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
...
Như vậy, tội phạm được pháp luật quy định có thể được coi là khái niệm cơ bản nhất trong Luật hình sự Việt Nam. Khái niệm này một mặt là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự
Chỉ có Bộ luật Hình sự mới có quy định về tội phạm, tội phạm phải là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội dù là cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các mối quan hệ được Luật hình sự bảo vệ. Như mối quan hệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, các mối quan hệ về an ninh - quốc phòng.
Khái niệm về tội phạm được pháp luật quy định như thế nào? Làm cách nào để xác định tội danh của tội phạm? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại tội phạm được pháp luật quy định theo Bộ luật Hình sự hiện hành?
Căn cứ Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Như vậy, tội phạm được phân làm 4 loại bao gồm:
- Tội phạm ít nghiêm trọng;
- Tội phạm nghiêm trọng;
- Tội phạm rất nghiêm trọng;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Căn cứ để phân loại tội phạm dựa trên tính chất nguy hiểm, mức độ gây nguy hiểm cho xã hội và hành vi gây ra nguy hiểm cho xã hội. người ta dựa vào khung hình phạt đối với tội đó mà nhìn nhận nó thuộc loại tội phạm nào.
Cách xác định mức độ nghiêm trọng của tội phạm như thế nào?
Cũng theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 việc xác định mức độ nghiêm trọng của tội danh như sau:
- Tội ít nghiệm trọng được xem là mức độ nguy hiểm không lớn. Mức phạt cao nhất cho tội danh này có thể là (phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù đến 03 năm).
- Tội nghiêm trọng được xem là có mức độ nguy hiểm lớn và có thể phạt tù từ 3 năm đến 7 năm tù giam.
- Tội rất nghiêm trọng với hành vi, mức độ gây ra nguy hiểm rất lớn cho xã hội và vì thế mà có thể phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù giam.
- Tội cuối cùng chính là tội đặc biệt nghiêm trọng, nói lên hành vi, mức độ gây ra nguy hiểm đặc biệt lớn, cùng theo đó là nhiều hậu quả pháp lý đi kèm như (tử chung, chung thân và nhẹ nhất trong tội danh này chính là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm tù giam).
Ngoài ra, để quyết định hình phạt đối với một tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền không chỉ căn cứ vào mức độ nguy hiểm cùng tính chất của hành vi phạm tội mà còn có cả trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, nhân thân của người phạm tội….
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội phạm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?