Người khuyết tật phải được bảo đảm tiếp cận các công trình công cộng nào từ ngày 01 tháng 01 năm 2025?
- Người khuyết tật phải được bảo đảm tiếp cận các công trình công cộng nào?
- Hoạt động hỗ trợ người khuyết tật liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông nào được miễn, giảm thuế và vay vốn với lãi suất ưu đãi?
- Người khuyết tật được miễn giá vé dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch nào?
Người khuyết tật phải được bảo đảm tiếp cận các công trình công cộng nào?
Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định về lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng như sau:
Lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng
1. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, các công trình công cộng sau đây phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật:
a) Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
b) Nhà ga, bến xe, bến tàu;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Cơ sở giáo dục, dạy nghề;
đ) Công trình văn hóa, thể dục, thể thao.
2. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng
kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Như vậy, theo như lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng thì đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, các công trình công cộng sau đây phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật:
- Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
- Nhà ga, bến xe, bến tàu;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cơ sở giáo dục, dạy nghề;
- Công trình văn hóa, thể dục, thể thao.
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng, kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội không thuộc trường hợp tiếp cận trước ngày 01/01/2020 đã liệt kê ở trên phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Người khuyết tật phải được bảo đảm tiếp cận các công trình công cộng nào từ ngày 01 tháng 01 năm 2025? (Hình từ Internet)
Hoạt động hỗ trợ người khuyết tật liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông nào được miễn, giảm thuế và vay vốn với lãi suất ưu đãi?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 43 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định công nghệ thông tin và truyền thông như sau:
Công nghệ thông tin và truyền thông
...
3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.
Như vậy, những hoạt động hỗ trợ người khuyết tật liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông sau được miễn, giảm thuế và vay vốn với lãi suất ưu đãi:
- Hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông;
- Hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.
Người khuyết tật được miễn giá vé dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 28/2012/NĐ-CP có quy định về miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch như sau:
Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:
a) Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư viện và triển lãm;
b) Nhà hát, rạp chiếu phim;
c) Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước;
d) Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.
2. Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Điều này.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giảm giá vé, giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhưng không thấp hơn mức quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:
- Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư viện và triển lãm;
- Nhà hát, rạp chiếu phim;
- Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước;
- Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.
Chú ý: Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch kể trên, Để được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?