Ai sẽ được ưu tiên nhận nuôi khi nhiều người cùng xin nhận con nuôi ở UBND xã?
Việc giải quyết việc nuôi con nuôi phải đáp ứng nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Như vậy, việc giải quyết việc nuôi con nuôi phải đáp ứng nguyên tắc bao gồm:
- Tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi; người nhận con nuôi dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Ai sẽ được ưu tiên nhận nuôi khi nhiều người cùng xin nhận con nuôi ở UBND xã?
Tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế như sau:
Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế
1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.
Như vậy, trường hợp nhiều người cùng xin nhận con nuôi ở UBND xã thì sẽ ưu tiên chọn theo thứ tự từ trên xuống dưới:
(1) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
(2) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
(3) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
(4) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
(5) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Trong trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất, cụ thể:
+ Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…
Các bên có thể trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình, các nguồn tài chính khác và cách chăm sóc…của người xin nhận con nuôi.
+ Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của người xin nhận con nuôi.
Trường hợp nhiều người cùng xin nhận con nuôi ở UBND xã thì sẽ ưu tiên cho ai nhận nuôi? (Hình từ Internet)
Đối tượng được nhận làm con nuôi bao gồm những ai?
Tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về người được nhận làm con nuôi như sau:
Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Như vậy, đối tượng được nhận làm con nuôi bao gồm:
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong trường hợp:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Các hành vi bị cấm trong nhận nuôi con nuôi?
Tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về 07 hành vi bị cấm trong nhận nuôi con nuôi bao gồm:
(1) Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
(2) Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
(3) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
(4) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
(5) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
(6) Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
(7) Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?