Hướng dẫn xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ?
- Các loại thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ?
- Để được xác định có thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ được xác định gồm những tổn thất nào?
Các loại thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ?
Căn cứ nội dung tại Mục 3 Chương VI Nghị định 17/2023/NĐ-CP, các loại thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ gồm:
- Thiệt hại về tinh thần
- Thiệt hại về tài sản
- Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
- Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
- Tổn thất về cơ hội kinh doanh
Hướng dẫn xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ? (Hình từ Internet)
Để được xác định có thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra cần đáp ứng những điều kiện gì?
Khoản 2 Điều 69 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:
a) Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại: Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là kết quả (sản phẩm) của quyền tác giả, quyền liên quan và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó;
b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này: Người bị thiệt hại có thể đạt được (thu được) lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó trong điều kiện nhất định nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra;
c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó: Trước khi xảy ra hành vi xâm phạm, người bị thiệt hại đã có lợi ích vật chất hoặc tinh thần và sau khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm; giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích đó phải có mối quan hệ nhân quả.
...
Theo quy định nêu trên, để được coi là có tổn thất thực tế do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, phải có đủ các căn cứ như:
- Lợi ích bị xâm phạm gồm lợi ích vật chất hoặc tinh thần thuộc về người bị thiệt hại, là kết quả (sản phẩm) của quyền tác giả, quyền liên quan và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó
- Người bị thiệt hại có thể đạt được (thu được) lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó trong điều kiện nhất định nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra;
- Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó:
+ Trước khi xảy ra hành vi xâm phạm, người bị thiệt hại đã có lợi ích vật chất hoặc tinh thần và sau khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm;
+ Giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích đó phải có mối quan hệ nhân quả.
Tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ được xác định gồm những tổn thất nào?
Khoản 1 Điều 73 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về các tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Tổn thất về cơ hội kinh doanh
1. Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trong kinh doanh; số lượng khách hàng sử dụng;
b) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua quảng cáo, tiếp thị có sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua việc cho người khác thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình;
d) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, chuyển nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan cho người khác;
đ) Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp gây ra.
2. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra.
Theo quy định nêu trên, các tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm:
- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trong kinh doanh; số lượng khách hàng sử dụng;
- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua quảng cáo, tiếp thị có sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua việc cho người khác thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình;
- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, chuyển nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan cho người khác;
- Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp gây ra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào?
- Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất có các bộ phận nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-3:2010?
- Ngày 7 tháng 11 là ngày gì? Ngày 7 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Số lượng cán bộ chuyên trách công tác đảng là bao nhiêu?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 tỉnh Cao Bằng?
- Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?