Các tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì?

Cho anh hỏi các tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì? Câu hỏi của anh Toản (Điện Biên)

Các tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì?

Theo Điều 24 Thông tư 03/2023/TT-BNV các tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:

Tiêu chí về chương trình, tài liệu bao gồm:

- Mục tiêu của chương trình được xác định rõ ràng.

- Chuẩn đầu ra của chương trình được xác định rõ ràng, đáp ứng được các yêu cầu mà học viên cần đạt sau khi hoàn thành chương trình.

- Nội dung tài liệu không trùng lặp với nội dung của các tài liệu khác.

- Nội dung tài liệu bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

- Tài liệu được biên soạn bảo đảm cân đối giữa lý thuyết, câu hỏi thảo luận, thực hành và bài tập tình huống thực tiễn.

- Tài liệu có cấu trúc, trình tự logic; ngôn ngữ, chính tả và thể thức đúng quy định.

- Đóng góp của mỗi phần, mỗi chuyên đề trong tài liệu đối với việc đạt chuẩn đầu ra là rõ ràng.

- Tài liệu được thiết kế, biên soạn dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình.

Tiêu chí về học viên bao gồm:

- Tích cực trao đổi, thảo luận nội dung các chuyên đề của khóa bồi dưỡng.

- Tích cực chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tình huống thực tế trong thời gian học tập.

- Thực hiện tốt các hướng dẫn học tập của giảng viên.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng, của Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

Tiêu chí về giảng viên bao gồm:

- Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy.

- Giảng viên hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.

- Giảng viên thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn.

- Giảng viên có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị.

- Giảng viên đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.

- Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.

Tiêu chí về cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ bao gồm:

- Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

- Tài liệu và đồ dùng giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của khóa học.

- Các dịch vụ hậu cần phục vụ khóa học được cung ứng kịp thời, bảo đảm chất lượng.

- Nhân viên Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có tinh thần, thái độ và trách nhiệm phù hợp.

- Các quy định về giảng dạy và học tập của Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu bảo đảm đúng quy định của pháp luật, được thông báo kịp thời, đầy đủ cho giảng viên, học viên.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập phù hợp, bảo đảm khách quan, chính xác.

Tiêu chí về khóa bồi dưỡng bao gồm:

- Nội dung khoá bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của học viên.

- Khoá học mang lại sự thiết thực, hữu ích cho học viên.

- Học viên chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập của khóa bồi dưỡng.

- Công tác giảng dạy của giảng viên được chuẩn bị tốt. đ) Khóa bồi dưỡng được tổ chức bài bản, khoa học.

- Các điều kiện phục vụ cho khóa bồi dưỡng được Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu đáp ứng tốt.

Tiêu chí về hiệu quả bồi dưỡng bao gồm:

- Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, hiểu biết của học viên đối với lĩnh vực đã học tập được nâng cao.

- Học viên sử dụng kỹ năng được bồi dưỡng vào trong công việc đạt được tiến bộ.

- Thái độ của học viên (đối với công việc, đồng nghiệp, cấp trên) có chuyển biến tích cực.

- Chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của học viên được nâng lên sau khi bồi dưỡng.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì?

Các tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì? (Hình từ Internet)

Việc thu thập ý kiến đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành khi nào?

Tại Điều 25 Thông tư 03/2023/TT-BNV có quy định về việc thu thập ý kiến đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Việc thu thập ý kiến đánh giá
1. Thu thập ý kiến đánh giá của học viên, giảng viên khóa bồi dưỡng đối với các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 24 Thông tư này.
2. Thu thập ý kiến đánh giá của học viên, giảng viên, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu đối với nội dung quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư này.
3. Thu thập ý kiến đánh giá của cựu học viên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đối với các nội quy định tại khoản 6 Điều 24 Thông tư này. Việc thu thập ý kiến được tiến hành sau tối thiểu 06 tháng trở lên đến tối đa 12 tháng kể từ khi khóa bồi dưỡng kết thúc.
4. Việc thu thập ý kiến đánh giá quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tiến hành vào ngày kế tiếp ngày bế giảng khóa bồi dưỡng.

Như vậy, việc thu thập ý kiến đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện như sau:

- Đối với việc thu thập ý kiến đánh giá của học viên, giảng viên khóa bồi dưỡng và Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu thì được tiến hành vào ngày kế tiếp ngày bế giảng khóa bồi dưỡng.

- Đối với việc thu thập ý kiến đánh giá của cựu học viên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thì thu thập ý kiến được tiến hành sau tối thiểu 06 tháng trở lên đến tối đa 12 tháng kể từ khi khóa bồi dưỡng kết thúc.

Bộ Nội vụ tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hình thức nào?

Tại Điều 28 Thông tư 03/2023/TT-BNV có quy định về việc tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Bộ Nội vụ
1. Tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đối với các khóa bồi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này bằng các phương thức:
a) Trực tiếp đánh giá.
b) Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cơ quan đánh giá độc lập để thực hiện đánh giá.
2. Theo dõi, đôn đốc Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Xây dựng, quản lý, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng phần mềm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
5. Gửi kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đến Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Nghiên cứu, triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.

Như vậy, Bộ Nội vụ tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo 02 hình thức là:

- Trực tiếp đánh giá.

- Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cơ quan đánh giá độc lập để thực hiện đánh giá.

Trân trọng!

Bồi dưỡng cán bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bồi dưỡng cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực Nội vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức từ 01/8/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về mức chi cho chính sách bồi dưỡng đối với cán bộ lãnh đạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền vé máy bay được quy định như thế nào đối với cán bộ được cử đi bồi dưỡng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ học chứng chỉ IELTS được chi trả tất cả các phí theo chính sách bồi dưỡng?
Hỏi đáp Pháp luật
Những Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nào phải bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung bồi dưỡng đối với Cán bộ lãnh đạo bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phấn đấu 100% cán bộ đoàn chủ chốt được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 03/2023/TT-BNV hướng dẫn bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bồi dưỡng cán bộ
587 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bồi dưỡng cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào