Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng trong trường hợp không phải lập quy trình chính sách gồm những thành phần gì?
- Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng trong trường hợp không phải lập quy trình chính sách gồm những thành phần gì?
- Việc đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Căn cứ để lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng trong trường hợp không phải lập quy trình chính sách gồm những căn cứ nào?
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng trong trường hợp không phải lập quy trình chính sách gồm những thành phần gì?
Khoản 1 Điều 16 Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định về thành phần hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và trình Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL bao gồm:
a) Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản QPPL và các nội dung liên quan theo quy định;
b) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật (nếu có) hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
2. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo quy định tại khoản 1 Điều này, trình Lãnh đạo Bộ ký Tờ trình để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
Theo quy định nêu trên, thành phần hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm:
- Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các nội dung liên quan theo quy định;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật (nếu có) hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có những thành phần gì? (Hình từ Internet)
Việc đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng được thực hiện trong những trường hợp nào?
Khoản 1 Điều 15 Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định về các trường hợp đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và căn cứ lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL
Nghị định của Chính phủ quy định các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
...
Theo quy định nêu trên, việc đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong trường hợp không phải lập quy trình chính sách được thực hiện trong những trường hợp như:
- Nghị định của Chính phủ quy định các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
- Những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên;
- Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Căn cứ để lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng trong trường hợp không phải lập quy trình chính sách gồm những căn cứ nào?
Khoản 2 Điều 15 Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định về các căn cứ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và căn cứ lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Căn cứ để lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;
c) Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, căn cứ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp trong trường hợp không phải lập quy trình chính sách luật gồm:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
- Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;
- Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
- Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 500 km đến dưới 850 km?
- Cách đăng ký thường trú online trên ứng dụng VNeID?
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?