Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình chính sách có những thành phần gì?
- Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình chính sách có những thành phần gì?
- Việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình chính sách được thực hiện trong trường hợp nào?
- Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình chính sách được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình chính sách có những thành phần gì?
Khoản 2 Điều 10 Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định về thành phần hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Căn cứ quy định tại Điều 7 của Quy chế này và kết quả đánh giá tác động chính sách, đơn vị chủ trì có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
2. Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL gồm:
a) Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản QPPL và các nội dung liên quan theo quy định;
b) Báo cáo đánh giá tác động chính sách;
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật (nếu có) hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
d) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo văn bản QPPL.
đ) Tài liệu khác (nếu có).
Theo quy định nêu trên, thành phần hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm:
- Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật , trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các nội dung liên quan theo quy định;
- Báo cáo đánh giá tác động chính sách;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật (nếu có) hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có những thành phần gì? (Hình từ Internet)
Việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình chính sách được thực hiện trong trường hợp nào?
Khoản 1 Điều 7 Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định về các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình chính sách như sau:
Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và căn cứ lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL
a) Luật, pháp lệnh;
b) Nghị quyết của Quốc hội quy định: Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
c) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
d) Nghị định của Chính phủ quy định: Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Theo quy định nêu trên, việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình chính sách được thực hiện trong các trường hợp như:
- Luật, pháp lệnh quy định;
- Nghị quyết của Quốc hội quy định:
+ Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
+ Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
- Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định:
+ Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định của Chính phủ quy định:
+ Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội.
Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình chính sách được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022, việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:
- Đơn vị chủ trì gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ về thủ tục hành chính, nội dung có liên quan.
- Các đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản đúng thời hạn.
Trường hợp văn bản đề nghị cho ý kiến không ghi rõ thời hạn trả lời thì đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.
- Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị chủ trì hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản gửi lấy ý kiến:
+ Bộ Tài chính về nguồn tài chính;
+ Bộ Nội vụ về nguồn nhân lực;
+ Bộ Ngoại giao về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Bộ Tư pháp về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với hệ thống pháp luật;
+ Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
- Đơn vị chủ trì phối hợp với Văn phòng Bộ, Trung tâm Thông tin đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.
- Trong trường hợp phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đơn vị chủ trì có thể trình Lãnh đạo Bộ phụ trách cho lấy ý kiến đồng thời các đơn vị trong và ngoài Bộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 500 km đến dưới 850 km?
- Cách đăng ký thường trú online trên ứng dụng VNeID?
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?