Chủ nhà giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình có thể bị phạt tiền đến 15.000.000 đồng?
- Chủ nhà có được giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình không?
- Chủ nhà giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có được phạt vi phạm hành chính đối với chủ nhà có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình không?
Chủ nhà có được giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình không?
Khoản 3 Điều 165 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
Theo quy định nêu trên, pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động là người giúp việc gia đình.
Theo đó, chủ nhà không được giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình.
Chủ nhà giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình có thể bị phạt tiền đến 15.000.000 đồng? (Hình từ Internet)
Chủ nhà giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình bị phạt bao nhiêu tiền?
Điểm a khoản 3 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình như sau:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Theo quy định nêu trên, chủ nhà giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài ra, chủ nhà còn phải trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có được phạt vi phạm hành chính đối với chủ nhà có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình không?
Điểm b khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạ vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này. có được phạt vi phạm hành chính đối với chủ nhà có hành vi
...
Mức phạt tối đa với hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình là 15.000.000 đồng.
Theo các quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt vi phạm hành chính đối với chủ nhà có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?