Trong phòng chống rửa tiền, giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp cần được giám sát là những giao dịch nào?
- Những giao dịch nào được xem là giao dịch đặc biệt cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền?
- Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền là những giao dịch nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo về các giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền?
Những giao dịch nào được xem là giao dịch đặc biệt cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền?
Khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về giám sát một số giao dịch đặc biệt như sau:
Giám sát một số giao dịch đặc biệt
1. Đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt sau đây:
a) Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ;
b) Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.
2. Để giám sát giao dịch đặc biệt, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 của Luật này; kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch; trường hợp có nghi ngờ, đối tượng báo cáo phải xem xét, phân tích, báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.
Theo quy định nêu trên, các giao dịch nào được xem là giao dịch đặc biệt cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền gồm:
- Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp;
- Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.
Trong phòng chống rửa tiền, giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp cần được giám sát là những giao dịch nào? (Hình từ Internet)
Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền là những giao dịch nào?
Điều 8 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về các giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền như sau:
Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp
1. Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo.
2. Giao dịch phức tạp là giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.
Theo quy định nêu trên, các giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền gồm:
- Giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo.
- Giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo về các giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền?
Điều 9 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
Đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Phòng, chống rửa tiền khi có yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
1. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ theo quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia của Công an nhân dân khi có yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng chống rửa tiền.
3. Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với đối tượng báo cáo.
Theo quy định nêu trên, thẩm quyền tiếp nhận báo cáo về các giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp cần được giám sát trong phòng chống rửa tiền thuộc về:
- Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ theo quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can;
- Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia của Công an nhân dân khi có yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng chống rửa tiền.
- Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với đối tượng báo cáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Cách đăng ký tài khoản cho cá nhân trên ứng dụng VssID nhanh nhất?
- Đề thi học kì 1 Địa lí lớp 11 có đáp án năm 2024 - 2025 Sách mới cho học sinh ôn tập?
- Khung giờ thi IOE cấp huyện năm 2024? Thi IOE cấp huyện năm 2024 tối đa bao nhiêu điểm?
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%?