Hướng dẫn các trường hợp tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền?

Cho tôi hỏi: Trường hợp nào các tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền? Câu hỏi của bạn Duy đến từ Quảng Ninh

Hướng dẫn các trường hợp tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền?

Ngày 28/04/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Theo đó, Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP hướng dẫn các trường hợp tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền như sau:

- Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:

+ Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;

+ Khi khách hàng:

++ Không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày trừ giao dịch tất toán

++ Hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu;

+ Khi khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch của các bên liên quan đến giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu quy định tại:

+ Điều 27 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

+ Điều 28 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

+ Điều 29 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

+ Điều 30 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

+ Điều 31 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Hoặc dấu hiệu đáng ngờ khác do đối tượng báo cáo xác định;

+ Khi khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu không trùng khớp với thông tin, tài liệu đã cung cấp trước đó hoặc thông tin, tài liệu do đối tượng báo cáo thu thập, xác định.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch với tổng giá trị từ 70.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản:

Phải nhận biết khách hàng đối với bên mua, bên bán trong hoạt động môi giới mua, bán bất động sản; đối với chủ sở hữu tài sản trong hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh kim khí quý và đá quý phải nhận biết khách hàng khi:

+ Khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt mua hoặc bán kim khí quý, đá quý có giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ tiền mặt có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.

- Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý phải nhận biết khách hàng khi:

+ Thực hiện các giao dịch cho khách hàng liên quan đến thành lập, điều hành hoặc quản lý các thỏa thuận pháp lý.

- Tổ chức, cá nhân khi cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp phải nhận biết khách hàng khi:

Khách hàng sử dụng hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ.

- Tổ chức, cá nhân khi cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba:

Phải nhận biết khách hàng đối với bên thứ ba và người giám đốc hoặc thư ký đó.

Hướng dẫn các trường hợp tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền?

Hướng dẫn các trường hợp tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền? (Hình từ Internet)

Việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền được thực hiện như thế nào?

Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng như sau:

Xác minh thông tin nhận biết khách hàng
1. Đối tượng báo cáo sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:
a) Đối với khách hàng cá nhân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Đối với khách hàng tổ chức: giấy phép thành lập, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; quyết định về tổ chức lại, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động của tổ chức (nếu có); điều lệ của tổ chức; quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có); các tài liệu, dữ liệu liên quan đến người thành lập, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, chủ sở hữu hưởng lợi.
2. Đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác quy định tại Điều 13 hoặc bên thứ ba quy định tại Điều 14 của Luật này để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp.

Theo quy định nêu trên, đối tượng báo cáo xác minh thông tin nhận biết khách hàng như sau:

- Đối tượng báo cáo sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:

+ Đối với khách hàng cá nhân:

++ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;

++ Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Đối với khách hàng tổ chức:

++ Giấy phép thành lập, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

++ Quyết định về tổ chức lại, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động của tổ chức (nếu có);

++ Điều lệ của tổ chức;

++ Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có);

++ Các tài liệu, dữ liệu liên quan đến người thành lập, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, chủ sở hữu hưởng lợi.

- Đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác hoặc bên thứ ba để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp.

Tài liệu nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền được đối tượng báo cáo lưu trữ trong thời gian bao lâu?

Khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về thời hạn lưu trữ tài liệu nhận biết khách hàng như sau:

Lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo sau đây:
a) Thông tin, hồ sơ, tài liệu nhận biết khách hàng;
b) Kết quả phân tích, đánh giá của đối tượng báo cáo đối với khách hàng, giao dịch phải báo cáo;
c) Thông tin, hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến khách hàng, giao dịch phải báo cáo;
d) Báo cáo giao dịch quy định tại các điều 25, 26 và 34 của Luật này và thông tin, hồ sơ, tài liệu kèm theo giao dịch báo cáo.
2. Thời hạn lưu trữ quy định như sau:
a) 05 năm kể từ ngày kết thúc giao dịch hoặc ngày đóng tài khoản hoặc ngày báo cáo đối với các thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) 05 năm kể từ ngày phát sinh giao dịch đối với các báo cáo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Theo quy định nêu trên, thời hạn lưu trữ tài liệu nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền là 05 năm:

- Kể từ ngày kết thúc giao dịch hoặc ngày đóng tài khoản hoặc ngày báo cáo đối với các thông tin, hồ sơ, tài liệu:

+ Thông tin, hồ sơ, tài liệu nhận biết khách hàng;

+ Kết quả phân tích, đánh giá của đối tượng báo cáo đối với khách hàng, giao dịch phải báo cáo;

+ Thông tin, hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến khách hàng, giao dịch phải báo cáo;

- Kể từ ngày phát sinh giao dịch đối với các báo cáo giao dịch tại:

+ Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

+ Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

+ Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

Và thông tin, hồ sơ, tài liệu kèm theo giao dịch báo cáo.

Trân trọng!

Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
Hỏi đáp Pháp luật
FATF là gì? Danh sách xám của FATF có ý nghĩa như thế nào đến nền kinh tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc báo cáo giao dịch đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền có bắt buộc phải chờ giao dịch đó đã hoàn thành hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Danh sách đen là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng báo cáo đánh giá rủi ro về rửa tiền dựa trên những tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng dựa trên phân loại khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
09 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực trung gian thanh toán ví điện tử liên quan đến rửa tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi trong phòng chống rửa tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm tội rửa tiền bị đi tù bao nhiêu năm? Chuẩn bị phạm tội rửa tiền có bị truy cứu hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
Trần Thúy Nhàn
1,230 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào