Ai có thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cạn? Hệ thống cảng cạn của nước ta hiện nay có những cảng cạn nào?
Cảng cạn là gì? Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cạn?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2017/NĐ-CP cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tại Điều 19 Nghị định 38/2017/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cạn như sau:
Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cạn
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng cảng cạn.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cảng cạn theo quy định.
Như vậy, bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng cảng cạn.
Hệ thống cảng cạn của nước ta hiện nay có những cảng cạn nào?
Theo Phụ lục danh mục cảng cạn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 506/QĐ-BGTVT năm 2023 hệ thống cảng cạn của nước ta hiện nay có những cảng cạn như sau:
- Cảng cạn (ICD) Hải Linh thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Cảng cạn Km3+4 Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;
- Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng, Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình và Cảng cạn Hoàng Thành thuộc tỉnh Hải Phòng;
- Cảng cạn Tân cảng Quế Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Cảng cạn Long Biên thuộc TP.Hà Nội;
- Cảng cạn Tân cảng Hà Nam thuộc tỉnh Hà Nam;
- Cảng cạn (ICD) Phúc Lộc - Ninh Bình-;
- Cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch, Cảng cạn Tân cảng Long Bình giai đoạn 1 thuộc tỉnh Đồng Nai.
Ai có thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cạn? Hệ thống cảng cạn của nước ta hiện nay có những cảng cạn nào? (Hình từ Internet)
Tại cảng cạn có những dịch vụ gì?
Tại Điều 9 Nghị định 38/2017/NĐ-CP có quy định về các dịch vụ tại cảng cạn như sau:
Các dịch vụ tại cảng cạn
Dịch vụ cảng cạn bao gồm các loại hình sau:
1. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải:
a) Dịch vụ bốc xếp, bao gồm bốc xếp con-ten-nơ và bốc xếp hàng hóa.
b) Dịch vụ lưu kho, lưu bãi;
c) Dịch vụ đại lý vận tải;
d) Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan;
đ) Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa;
e) Dịch vụ gia cố, sửa chữa, vệ sinh con-ten-nơ;
2. Các dịch vụ vận tải.
3. Các dịch vụ gia tăng giá trị hàng hóa: Đóng gói, phân chia, đóng gói lại, phân loại, dán nhãn, gia công, lắp ráp, kiểm định và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
4. Các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tải cảng cạn có 4 loại dịch vụ là:
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải;
- Các dịch vụ vận tải.
- Các dịch vụ gia tăng giá trị hàng hóa: Đóng gói, phân chia, đóng gói lại, phân loại, dán nhãn, gia công, lắp ráp, kiểm định và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
- Các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đóng cảng cạn như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 38/2017/NĐ-CP có quy định về tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn như sau:
Tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
1. Tạm dừng hoạt động của cảng cạn được thực hiện trong trường hợp để phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa cảng cạn hoặc để thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật. Trước khi công bố tạm dừng hoạt động cảng cạn để bảo dưỡng, sửa chữa, chủ đầu tư phải có kế hoạch trước và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các cơ quan, đơn vị tại cảng cạn.
2. Đóng cảng cạn được thực hiện trong trường hợp vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh; cảng cạn không còn đủ điều kiện hoạt động theo quy định và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục công bố tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị tạm dừng hoạt động hoặc đóng cảng cạn gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm Tờ khai dừng hoạt động, đóng cảng cạn theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải có văn bản quyết định công bố đóng cảng cạn theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Như vậy, thủ tục đóng cảng cạn như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị tạm dừng hoạt động hoặc đóng cảng cạn gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác.
Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải có văn bản quyết định công bố đóng cảng cạn. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?