Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất? Thời hạn để bên cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện nghĩa vụ bồi thường là bao lâu?

Bưu gửi của tôi bị mất thì bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường như thế nào? Thời hạn để bên cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện nghĩa vụ bồi thường là bao lâu? Câu hỏi của chị Thu - Đà Nẵng

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ trong các trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 41 Luật Bưu chính 2010 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính như sau:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
...
4. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vi phạm hợp đồng của người sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc do đặc tính tự nhiên, khuyết tật vốn có của vật chứa trong bưu gửi đó;
b) Người sử dụng dịch vụ bưu chính không chứng minh được việc gửi và suy suyển, hư hỏng bưu gửi;
c) Bưu gửi đã được phát và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi;
d) Bưu gửi bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nhận;
đ) Người sử dụng dịch vụ bưu chính không thực hiện đúng các quy định về khiếu nại, giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này;
e) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ trong các trường hợp sau đây:

- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vi phạm hợp đồng của người sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc do đặc tính tự nhiên, khuyết tật vốn có của vật chứa trong bưu gửi đó;

- Người sử dụng dịch vụ bưu chính không chứng minh được việc gửi và suy suyển, hư hỏng bưu gửi;

- Bưu gửi đã được phát và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi;

- Bưu gửi bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nhận;

- Người sử dụng dịch vụ bưu chính không thực hiện đúng các quy định về khiếu nại, giải quyết tranh chấp

- Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất? Thời hạn để bên cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện nghĩa vụ bồi thường là bao lâu?

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất? Thời hạn để bên cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện nghĩa vụ bồi thường là bao lâu? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất như thế nào?

Căn cứ tại Điều 40 Luật Bưu chính 2010 có quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi toàn bộ được xác định theo mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó.
2. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi một phần được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế, nhưng không cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Tiền bồi thường thiệt hại là đồng Việt Nam, việc chi trả được thực hiện một lần, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
4. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp hoặc nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố.
5. Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công bố và áp dụng, nhưng không được thấp hơn mức bồi thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Như vậy, nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất như sau:

- Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất được xác định theo mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó.

- Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế, nhưng không cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Tiền bồi thường thiệt hại là đồng Việt Nam, việc chi trả được thực hiện một lần, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Không bồi thường thiệt hại gián tiếp hoặc nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố.

- Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công bố và áp dụng, nhưng không được thấp hơn mức bồi thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Thời hạn để bên cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi bưu gửi bị mất là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 47/2011/NĐ-CP có quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau:

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
1. Thời hạn bồi thường thiệt hại không quá 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Quá thời hạn bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này thì bên phải bồi thường thiệt hại còn phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thời hạn để bên cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng là không quá 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bưu gửi bị mất.

Quá 30 ngày thì bên cung ứng dịch vụ bưu chính còn phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Dự phòng nợ phải thu khó đòi được hiểu như thế nào? Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư được hiểu như thế nào? Đối tượng dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
1,649 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào