Có bao nhiêu vườn quốc gia thuộc Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- Có bao nhiêu vườn quốc gia thuộc Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ gì trong việc phòng cháy và chữa cháy rừng?
- Để quản lý bảo vệ rừng, Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải theo dõi diễn biến rừng, cho thuê rừng như thế nào?
- Cục Kiểm lâm thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công việc gì?
Có bao nhiêu vườn quốc gia thuộc Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ban hành Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm lâm.
Tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 có quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
3. Các Chi cục trực thuộc
a) Chi cục Kiểm lâm vùng I, trụ sở đặt tại tỉnh Quảng Ninh;
b) Chi cục Kiểm lâm vùng II, trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hóa;
c) Chi cục Kiểm lâm vùng III, trụ sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh;
d) Chi cục Kiểm lâm vùng IV, trụ sở đặt tại tỉnh Đắk Lắk.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Vườn quốc gia Tam Đảo;
b) Vườn quốc gia Ba Vì;
c) Vườn quốc gia Cúc Phương;
d) Vườn quốc gia Bạch Mã;
đ) Vườn quốc gia Cát Tiên;
e) Vườn quốc gia YokDon.
5. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt tại Cục Kiểm lâm; Giám đốc, Phó Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cục trưởng Cục Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 06 vườn quốc gia bao gồm:
- Vườn quốc gia Tam Đảo;
- Vườn quốc gia Ba Vì;
- Vườn quốc gia Cúc Phương;
- Vườn quốc gia Bạch Mã;
- Vườn quốc gia Cát Tiên;
- Vườn quốc gia YokDon.
Có bao nhiêu vườn quốc gia thuộc Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn? (Hình từ Internet)
Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ gì trong việc phòng cháy và chữa cháy rừng?
Tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 về Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi toàn quốc;
- Tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi toàn quốc và tại các vùng trọng điểm;
- Theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên phạm vi toàn quốc;
- Truyền thông, thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy rừng.
Để quản lý bảo vệ rừng, Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải theo dõi diễn biến rừng, cho thuê rừng như thế nào?
Tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 có quy đinh theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, lập hồ sơ quản lý rừng của Cục Kiểm lâm bao gồm:
- Tham mưu trình Bộ trưởng ban hành văn bản tổ chức thực thi pháp luật về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, lập hồ sơ quản lý rừng;
- Chỉ đạo việc kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc và các dự án điều tra chuyên đề thuộc phạm vi quản lý của Cục;
- Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện điều tra, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến rừng; tổng hợp kết quả kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng toàn quốc;
- Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương về lập hồ sơ quản lý rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.
Cục Kiểm lâm thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công việc gì?
Tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 có quy định về vị trí và chức năng của Cục Kiểm lâm như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Kiểm lâm là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Lâm nghiệp thành Cục Kiểm lâm và Cục Lâm nghiệp.
Cục Kiểm lâm thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Kiểm lâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục Kiểm lâm đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Kiểm lâm thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những công việc như sau:
- Quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;
- Tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Lưu ý: Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 có hiệu lực từ 05/05/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?