Vụ Pháp chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vị trí và chức năng như thế nào?
Vụ Pháp chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vị trí và chức năng như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 về vị trí và chức năng của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp chế là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, vị trí và chức năng của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như sau:
- Là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ theo quy định của pháp luật.
Vụ Pháp chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vị trí và chức năng như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 có quy định về những nhiệm vụ và quyền hạn chính của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể như sau:
- Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực được phân công quản lý và hướng dẫn kiểm tra, tổ chức thực hiện theo quy định;
- Xây dựng pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; giám định tư pháp, giải quyết các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với Cục, Vụ, tổ chức liên quan, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp mà Bộ là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Chủ trì, tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường Nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định pháp luật.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan trong việc tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về pháp luật theo phân công của Bộ trưởng.
- Xây dựng, trình Bộ đề án vị trí việc làm, cơ cấu và số lượng công chức; quản lý công chức, hồ sơ, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định.
- Thực hiện các nội dung chuyển đổi số, cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch và phân công của Bộ trưởng.
- Phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan đề xuất với Bộ trưởng khen thưởng hoặc đề xuất với Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm những cơ quan, tổ chức nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 về cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Vụ:
a) Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
b) Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động của Vụ; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Vụ; bố trí công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;
c) Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Vậy, cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
- Lãnh đạo Vụ:
+ Gồm Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
+ Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động của Vụ; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Vụ; bố trí công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;
+ Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?