Khổ đường sắt có tiêu chuẩn bao nhiêu mm? Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt có biển báo tín hiệu nào?
Đất dành cho đường sắt bao gồm những phần đất nào?
Tại khoản 1 Điều 12 Luật Đường sắt 2017 có quy định về đất dành cho đường sắt như sau:
Đất dành cho đường sắt
1. Đất dành cho đường sắt bao gồm:
a) Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt;
b) Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
c) Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Việc sử dụng đất dành cho đường sắt được quy định như sau:
a) Đất dành cho đường sắt được dùng để xây dựng công trình đường sắt và bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Trường hợp đất dành cho đường sắt phải sử dụng kết hợp để xây dựng công trình thiết yếu phục vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội không thể bố trí ngoài phạm vi đất này thì không được làm ảnh hưởng đến công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt và khi thực hiện phải được cấp phép theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
c) Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sử dụng, khai thác đất dành cho đường sắt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đất dành cho đường sắt bao gồm những phần đất:
- Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt;
- Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
- Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Khổ đường sắt có tiêu chuẩn bao nhiêu mm? Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt có biển báo tín hiệu nào? (Hình từ Internet)
Khổ đường sắt có tiêu chuẩn bao nhiêu mm?
Tại Điều 14 Luật Đường sắt 2017 có quy định về khổ đường sắt như sau:
Khổ đường sắt
1. Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia có khổ đường tiêu chuẩn là 1.435 mm hoặc khổ đường hẹp là 1.000 mm.
2. Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đầu tư mới có khổ đường 1.435 mm. Trường hợp đặc biệt có khổ đường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua khu vực dân cư do chủ đầu tư quyết định khổ đường sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, khổ đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia có khổ đường tiêu chuẩn là 1.435 mm hoặc khổ đường hẹp là 1.000 mm.
Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đầu tư mới có khổ đường 1.435 mm. Trường hợp đặc biệt có khổ đường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua khu vực dân cư do chủ đầu tư quyết định khổ đường sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
Trường hợp đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau phải đảm bảo những điều kiện gì?
Tại Điều 18 Luật Đường sắt 2017 có quy đinh về đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau như sau:
Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau
1. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia; trường hợp địa hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 03 m trở lên.
2. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song chồng lên nhau thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường bộ phía dưới hoặc đỉnh ray đường sắt phía dưới đến điểm thấp nhất của kết cấu nhịp cầu phía trên phải bằng chiều cao bảo đảm an toàn giao thông của công trình phía dưới.
Như vậy, trường hợp đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau thì phải đảm bảo điều kiện như sau:
- Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia;
Trường hợp địa hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 03 m trở lên.
Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt có biển báo tín hiệu nào?
Tại Điều 19 Luật Đường sắt 2017 có quy định hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt như sau:
Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt
1. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm:
a) Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;
b) Biển hiệu, mốc hiệu;
c) Biển báo;
d) Rào, chắn;
đ) Cọc mốc chỉ giới;
e) Các báo hiệu khác.
2. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt phải được xây dựng, lắp đặt đầy đủ phù hợp với cấp kỹ thuật và loại đường sắt; bảo đảm thường xuyên hoạt động tốt.
Như vậy, hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt có biển báo tín hiệu như sau:
- Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;
- Biển hiệu, mốc hiệu;
- Biển báo;
- Rào, chắn;
- Cọc mốc chỉ giới;
- Các báo hiệu khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?