Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Người lái tàu có bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về nồng độ cồn không? Bị xử phạt hành chính như thế nào? Câu hỏi của Anh Nam - Quảng Ngãi

Thuyền viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên như sau:

Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
...
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
...

Như vậy, thuyền viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam

- Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;

- Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.

Người lái tàu, thuyển viên có nồng độ cồn bao nhiêu thì bị cấm khi đang làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về các hành vi bị cấm như sau:

Các hành vi bị cấm
...
8. Làm việc trên phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
...

Như vậy, người lái tàu, thuyển viên có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hì bị cấm khi đang làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa.

Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện như sau:

Vi phạm quy định về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện
...
3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ côn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Như vậy, người lái tàu, thuyền viên khi đang làm việc vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị phạt tiền lên đến 35.000.000 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu, hoặc 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

+ Và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 02 tháng

- Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở:

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng khi, và

+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phương tiện vận tải đường thủy nội địa
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
1,721 lượt xem
Phương tiện vận tải đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phương tiện vận tải đường thủy nội địa
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện vận tải đường thủy nội địa nào phải thực hiện đăng kiểm phương tiện?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lái tàu, thuyền viên vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện vận tải đường thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào