Tước quân hàm là gì? Những trường hợp nào sĩ quan quân đội sẽ bị tước quân hàm?

Tước quân hàm là gì? Những trường hợp nào sẽ bị tước quân hàm sĩ quan? Câu hỏi của anh Nhật Trường đến từ tỉnh Hưng Yên

Tước quân hàm là gì?

Căn cứ tại khoản 13 Điều 7 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
[...]
13. Tước quân hàm sĩ quan là quyết định huỷ bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.
[...]

Bên cạnh đó, tại Điều 10 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định như sau:

Hình thức kỷ luật
1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Khoản 1 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng cấp bậc quân hàm;
đ) Giáng chức;
e) Cách chức;
g) Tước quân hàm sĩ quan;
h) Tước danh hiệu quân nhân.

Như vậy, theo quy định trên, tước quân hàm sĩ quan được hiểu là việc hủy bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân. Đây được xem làm một hình thức xử lý kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.

quan-hammm

Tước quân hàm là gì? (Hình từ internet)

Ai có thẩm quyền tước quân hàm sĩ quan cấp tướng?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
....
5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
[...]

Như vậy, hiện nay Chủ tịch nước là người có thẩm quyền quyết định tước quân hàm sĩ quan cấp tướng.

Những trường hợp nào sĩ quan quân đội bị tước quân hàm?

Căn cứ tại Chương II Thông tư 16/2020/TT-BQP, quy định về các trường hợp quân nhân bị tước quân hàm sĩ quan như sau:

1) Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ

Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Trong sẵn sàng chiến đấu;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

2) Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên

Dùng lời nói, hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín, thân thể người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là sĩ quan;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Lôi kéo người khác tham gia.

3) Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới

Người chỉ huy hoặc cấp trên dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể của cấp dưới thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4) Làm nhục, hành hung đồng đội

Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội mà giữa họ không có quan hệ chỉ huy và phục tùng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

5) Đào ngũ

Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

- Khi đang làm nhiệm vụ;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia.

6) Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự

Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm;

- Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.

7) Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

Quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự sai quy định để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

8) Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu;

- Không có biện pháp tích cực ngăn chặn;

9) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm

Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.

10) Quấy nhiễu nhân dân

Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của nhân dân nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;

- Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.

11) Chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

12) Các hành vi vi phạm khác

Ngoài các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư 16/2020/TT-BQP, nếu người vi phạm có hành vi vi phạm khác tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Biết sẽ gây hậu quả nhưng không có biện pháp ngăn chặn.

Trân trọng!

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 94/2024/TT-BQP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở trong QĐND Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự, thủ tục chung khi xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện theo các bước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
10 nguyên tắc xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo Thông tư 143?
Hỏi đáp Pháp luật
2 sao 2 gạch là cấp gì trong quân đội nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
11 chế độ trong ngày trong Quân đội nhân dân gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)?
Hỏi đáp Pháp luật
Trang phục Quân đội nhân dân gồm các loại nào? Trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có 3 bảng lương mới của quân đội và công an chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi làm giả trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội nhân dân
Lê Gia Điền
4,707 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào