Sẽ xây dựng 02 dự thảo nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030?
- Sẽ xây dựng 02 dự thảo nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030?
- Thời gian trình các dự thảo nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 là vào thời điểm nào?
- Cơ quan nào có nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự thảo dự thảo nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030?
Sẽ xây dựng 02 dự thảo nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030?
Tại tiết a tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 345/QĐ-TTg năm 2023 quy định về các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 như sau:
Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
...
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
a) Hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Hoạt động:
+ Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm huy động được sự tham gia trực tiếp của tổ chức đại diện doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ pháp lý và các chuyên gia độc lập trong các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý có tính mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo;
+ Hoàn thiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (theo hướng nâng cao trách nhiệm, trọng tâm, chuyên môn hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP);
- Kết quả đầu ra: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP và Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ;
- Cơ quan, tổ chức chủ trì: Bộ Tư pháp;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp;
...
Theo quy định nêu trên, các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 được quy định gồm:
- Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 55/2019/NĐ-CP; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý có tính mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo;
- Hoàn thiện Nghị định 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (theo hướng nâng cao trách nhiệm, trọng tâm, chuyên môn hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế của Nghị định 55/2011/NĐ-CP);
- Kết quả đầu ra xây dựng 02 dự thảo về:
+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2019/NĐ-CP;
+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2011/NĐ-CP.
Sẽ xây dựng 02 dự thảo nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030? (Hình từ Internet)
Thời gian trình các dự thảo nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 là vào thời điểm nào?
Tiết a tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 345/QĐ-TTg năm 2023 quy định thời gian thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong Đề án như sau:
Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
...
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
a) Hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
...
- Thời gian thực hiện:
+ Trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế: năm 2023;
+ Trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quý IV/2024.
...
Theo quy định nêu trên, thời gian thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong Đề án được quy định như sau:
- Năm 2023:
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
- Quý IV/2024:
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cơ quan nào có nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự thảo dự thảo nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030?
Tiết a tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 345/QĐ-TTg năm 2023 quy định cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong Đề án như sau:
Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
...
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
a) Hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
...
- Kết quả đầu ra: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP và Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ;
- Cơ quan, tổ chức chủ trì: Bộ Tư pháp;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp;
- Thời gian thực hiện:
+ Trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế: năm 2023;
+ Trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quý IV/2024.
Theo quy định nêu trên, cơ quan có nhiệm vụ chủ trì thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong Đề án là Bộ Tư pháp.
Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ phối hợp cùng thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?