Có được trả lương cho người lao động vào tài khoản của vợ người lao động hay không?

Có được trả lương cho người lao động vào tài khoản của vợ người lao động hay không? Câu hỏi của anh Tài (Hải Phòng)

Có được trả lương vào tài khoản của vợ người lao động hay không?

Tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:

Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Ngoài ra tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hình thức trả lương cho người lao động như sau:

Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, về nguyên tắc thì người sử dụng lao động được quyền trả lương cho vợ người lao động nếu được người lao động ủy quyền hợp pháp và người lao động không thể nhận lương trực tiếp.

Có được trả lương cho người lao động vào tài khoản của vợ người lao động hay không?

Có được trả lương cho người lao động vào tài khoản của vợ người lao động hay không? (Hình từ Internet)

Không trả lương cho người lao động bị ngừng việc trong trường hợp nào?

Tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương ngừng việc như sau:

Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, người lao động không được trả lương ngừng việc nếu phải ngừng việc do lỗi của người lao động đó.

Trả lương cho người lao động nhưng có trừ tiền phạt có được không?

Tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về khấu trừ tiền lương như sau:

Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ được phép khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

Do phạt tiền là hành vi bị nghiêm cấm trong kỷ luật lao động cho nên người sử dụng lao động không được trừ tiền lương của người lao động vì các khoản phạt.

Trân trọng!

Hình thức trả lương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hình thức trả lương
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động nhận lương khoán được trả lương ra sao khi đi làm vào ngày nghỉ tết?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gộp lương của người lao động hưởng lương theo giờ để trả một tháng một lần hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức trả lương cho người lao động được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được trả lương cho người lao động vào tài khoản của vợ người lao động hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Trả lương cho người lao động
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về cách thức trả lương cho người lao động
Hỏi đáp pháp luật
Người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động dưới các hình thức nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trả lương cho NLĐ bằng tiền mặt hay chuyển khoản?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc phải trả lương qua thẻ ATM hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Trả lương qua thẻ ATM thì người lao động hay công ty chịu phí chuyển khoản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hình thức trả lương
1,040 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hình thức trả lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào