Chính sách đối với đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc khu vực miền núi, khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023-2030 được thực hiện thế nào?

Tôi có thắc mắc, trong giai đoạn 2023-2030 thì chính sách đối các huyện, xã thuộc khu vực miền núi, khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện thế nào?

Chính sách đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao, khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2023-2030 được thực hiện thế nào?

Căn cứ Điều 17 Dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 về công nhận và chính sách đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao, khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có quy định như sau:

- Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương có hiệu lực thi hành, UBND cấp tỉnh chỉ đạo việc rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, vùng cao, khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Thực hiện các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 và chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại địa bàn xã, thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn trước khi sáp nhập, như sau:

+ Đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 sáp nhập với nhau thì thực hiện các chính sách đầu tư và chính sách ưu đãi, hỗ trợ như thời điểm trước khi sáp nhập cho đến khi cấp thẩm quyền quyết định sửa đổi, thay thế;

+ Chỉ thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ, chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 đối với địa bàn xã, thôn thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cũ trước khi sáp nhập;

+ Thực hiện bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn xã, thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn như thời điểm trước khi sáp nhập;

+ Xã khó khăn, đặc biệt khó khăn sáp nhập với xã khó khăn, đặc biệt khó khăn thực hiện bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện hỗ trợ đầu tư trên cơ sở cộng gộp các suất đầu tư của các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn như thời điểm trước khi sáp nhập cho đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 vẫn đang được lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.

Chính sách đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao, khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2023-2030 được thực hiện thế nào?

Chính sách đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao, khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2023-2030 được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vùng cao được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 về tiêu chuẩn đối với đơn vị hành chính cấp huyện thuộc miền núi, vùng cao có quy định như sau:

Tiêu chuẩn của huyện
1. Quy mô dân số:
a) Huyện miền núi, vùng cao từ 80.000 người trở lên;
b) Huyện không thuộc điểm a khoản này từ 120.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên:
a) Huyện miền núi, vùng cao từ 850 km2 trở lên;
b) Huyện không thuộc điểm a khoản này từ 450 km2 trở lên.
3. Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 13 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thị trấn.

Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn đối với đơn vị hành chính cấp xã thuộc miền núi, vùng cao có quy định như sau:

Tiêu chuẩn của xã
1. Quy mô dân số:
a) Xã miền núi, vùng cao từ 5.000 người trở lên;
b) Xã không thuộc điểm a khoản này từ 8.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên:
a) Xã miền núi, vùng cao từ 50 km2 trở lên;
b) Xã không thuộc điểm a khoản này từ 30 km2 trở lên.

Theo đó, tiêu chuẩn đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vùng cao được xác định như sau:

- Tiêu chuẩn của huyện:

+ Quy mô dân số: Huyện miền núi, vùng cao từ 80.000 người trở lên;

+ Diện tích tự nhiên: Huyện miền núi, vùng cao từ 850 km2 trở lên;

+ Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 13 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thị trấn.

- Tiêu chuẩn của xã

+ Quy mô dân số: Xã miền núi, vùng cao từ 5.000 người trở lên;

+ Diện tích tự nhiên: Xã miền núi, vùng cao từ 50 km2 trở lên;

Có các dự án đầu tư nào trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030?

Căn cứ Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 về các dự án đầu tư trong Chương trình có quy định như sau:

- Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

- Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

- Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

- Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc.

- Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

- Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

- Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

- Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

- Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Trân trọng!

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết danh sách tên mới 52 phường, xã của Hà Nội sau sáp nhập?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đặt tên xã phường sau sáp nhập đơn vị hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh? Tây Bắc Bộ gồm những tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những đơn vị hành chính cấp xã nào của TP. HCM sẽ được sắp xếp lại? Hướng dẫn về thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh lỵ là gì? Danh sách các tỉnh lỵ ở Việt Nam? Đơn vị hành chính được phân loại như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương từ ngày 01/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu B03/BCQT báo cáo quyết toán của đơn vị hành chính sự nghiệp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu huyện đảo? Huyện đảo nào có mật độ dân số lớn nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hồ Chí Minh có bao nhiêu quận huyện và thành phố? Danh sách các quận ở TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản đồ hành chính các quận huyện ở TP Hồ Chí Minh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị hành chính
Nguyễn Võ Linh Trang
1,702 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào