Thể lệ bỏ phiếu kín đối với Đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? Biên bản kiểm phiếu bầu theo thể lệ bỏ phiếu kín của các đại biểu Quốc hội được lập thành bao nhiêu bản?
Thể lệ bỏ phiếu kín đối với Đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 về thể lệ bỏ phiếu kín đối với Đại biểu Quốc hội có quy định như sau:
Thể lệ bỏ phiếu kín
1. Đại biểu Quốc hội nhận phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra và thực hiện việc ghi phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu. Trong quá trình ghi phiếu, nếu viết hỏng hoặc vì lý do khác, đại biểu Quốc hội được đổi lại phiếu.
2. Đại biểu Quốc hội tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu.
3. Sau khi đại biểu Quốc hội hoàn thành việc bỏ phiếu, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố số phiếu phát ra, số phiếu thu về để tiến hành kiểm phiếu.
4. Ban kiểm phiếu xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ theo hướng dẫn đối với từng mẫu phiếu trong Phụ lục kèm theo Nghị quyết này; kiểm đếm phiếu; lập biên bản và báo cáo Quốc hội kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
Theo đó, Đại biểu Quốc hội thực hiện bỏ phiếu kín theo thể lệ sau:
- Đại biểu Quốc hội nhận phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra và thực hiện việc ghi phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu. Trong quá trình ghi phiếu, nếu viết hỏng hoặc vì lý do khác, đại biểu Quốc hội được đổi lại phiếu.
- Đại biểu Quốc hội tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu.
- Sau khi đại biểu Quốc hội hoàn thành việc bỏ phiếu, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố số phiếu phát ra, số phiếu thu về để tiến hành kiểm phiếu.
- Ban kiểm phiếu xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ theo hướng dẫn đối với từng mẫu phiếu; kiểm đếm phiếu; lập biên bản và báo cáo Quốc hội kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
Thể lệ bỏ phiếu kín đối với Đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? Biên bản kiểm phiếu bầu theo thể lệ bỏ phiếu kín của các đại biểu Quốc hội được lập thành bao nhiêu bản? (Hình từ Internet)
Biên bản kiểm phiếu bầu theo thể lệ bỏ phiếu kín của các đại biểu Quốc hội được lập thành bao nhiêu bản?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 về biên bản kiểm phiếu bầu theo thể lệ bỏ phiếu kín có quy định như sau:
Biên bản kiểm phiếu, biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, biên bản niêm phong phiếu
1. Biên bản kiểm phiếu, biên bản kết quả biểu quyết được lập thành 03 bản và được Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo công khai trước Quốc hội. Mẫu biên bản được thực hiện như sau:
a) Biên bản kiểm phiếu bầu hoặc phê chuẩn; miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thực hiện theo các Mẫu 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 và 6.6 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này;
...
Theo đó, biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản và được Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo công khai trước Quốc hội;
- Biên bản kiểm phiếu bầu hoặc phê chuẩn; miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15.
Sau khi kết thúc việc kiểm phiếu, số phiếu bầu có được niên phong lại hay không?
Căn cứ Điều 14 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 về biên bản kiểm phiếu bầu theo thể lệ bỏ phiếu kín có quy định như sau:
Biên bản kiểm phiếu, biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, biên bản niêm phong phiếu
1. Biên bản kiểm phiếu, biên bản kết quả biểu quyết được lập thành 03 bản và được Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo công khai trước Quốc hội. Mẫu biên bản được thực hiện như sau:
...
b) Biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện theo Mẫu 6.7 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này;
c) Biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín về nội dung khác được thực hiện theo Mẫu 6.8 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
2. Sau khi kết thúc việc kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu niêm phong toàn bộ số phiếu và lập biên bản niêm phong phiếu. Biên bản niêm phong phiếu được thực hiện theo Mẫu 7 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Theo đó, sau khi kết thúc việc kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu niêm phong toàn bộ số phiếu và lập biên bản niêm phong phiếu.
- Biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín về nội dung khác được thực hiện theo Mẫu quy định tại Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15.
Tải mẫu biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín tại đây:
Ngoài ra, sau khi kết thúc việc kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu niêm phong toàn bộ số phiếu và lập biên bản niêm phong phiếu. Biên bản niêm phong phiếu được thực hiện theo Mẫu dưới đây.
Tải mẫu biên bản niêm phong tại đây: tại đây
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?