Triển khai rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu trên địa bàn TP HCM?

Triển khai thực hiện đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu trên địa bàn TP HCM được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của Mạnh Hưng (Hà Nam).

Triển khai rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu trên địa bàn TP HCM?

Vừa qua Liên đoàn lao động TP. HCM đã có Công văn 211/LĐLĐ-CSPL năm 2023 đề nghị các cơ quan liên quan triển khai thực hiện rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu trên địa bàn TP HCM cụ thể như sau:

1. Tổ chức nắm tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP , trong đó:
a) Đối với lương tối thiểu theo tháng, đề nghị rà soát, đánh giá về tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu, trong đó có việc triển khai quy định tiếp tục thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP (nhất là thỏa thuận về trả lương cho người lao động làm công việc đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu);
Đánh giá khó khăn, vướng mắc khi thực hiện mức lương tối thiểu và trả lương cho người lao động.
b) Đối với lương tối thiểu theo giờ, đề nghị đánh giá rõ việc triển khai, áp dụng của các doanh nghiệp sau khi Chính phủ lần đầu ban hành mức lương tối thiểu theo giờ;
Khảo sát, thống kê các nhóm vị trí, chức danh công việc (như nhân viên phục vụ, bán hàng, phụ bếp, thu ngân, tiếp thị...), lĩnh vực/ngành nghề (như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cà phê, thức ăn nhanh, siêu thị...) thực hiện trả lương theo giờ, mức lương giờ phổ biến của các công việc trên;
Đánh giá thuận lợi, khó khăn và tác động của doanh nghiệp, người lao động khi Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu theo giờ.
...

Theo đó, Liên đoàn Lao động TP. HCM đề nghị các cấp công đoàn tổ chức nắm tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu, cụ thể:

- Đối với lương tối thiểu theo tháng:

+ Đề nghị rà soát, đánh giá về tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu.

+ Trong đó, tiếp tục thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động: nhất là thỏa thuận về trả lương cho người lao động làm công việc đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu

+ Đánh giá khó khăn, vướng mắc khi thực hiện mức lương tối thiểu và trả lương cho người lao động.

- Đối với lương tối thiểu theo giờ:

+ Đề nghị đánh giá rõ việc triển khai, áp dụng của các doanh nghiệp sau khi Chính phủ lần đầu ban hành mức lương tối thiểu theo giờ;

+ Khảo sát, thống kê các nhóm vị trí, chức danh công việc (như nhân viên phục vụ, bán hàng, phụ bếp, thu ngân, tiếp thị...), lĩnh vực/ngành nghề (như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cà phê, thức ăn nhanh, siêu thị...) thực hiện trả lương theo giờ, mức lương giờ phổ biến của các công việc trên;

+ Đánh giá thuận lợi, khó khăn và tác động của doanh nghiệp, người lao động khi Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu theo giờ.

Triển khai thực hiện đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu trên địa bàn TP HCM?

Triển khai thực hiện đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu trên địa bàn TP HCM? (Hình từ Internet)

Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ theo vùng?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV.

Tải Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu mới nhất:

Tại đây

Địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
...
3.Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Võ Ngọc Trúc Quỳnh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào