-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Đăng ký doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Mức vốn điều lệ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Sắp xếp lại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Doanh nghiệp cổ phần hóa
-
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể khi nào? Điều kiện giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;
b) Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
d) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
đ) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.
...
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong 05 trường hợp sau:
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;
- Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại;
- Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
- Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không được gia hạn.
Các trường hợp Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể? (Hình từ Internet)
Điều kiện giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
- Việc giải thể doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trường hợp việc giải thể chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn).
- Trường hợp không còn đáp ứng các điều kiện giải thể nêu trên hoặc đã lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sắp xếp theo hình thức khác hoặc thực hiện phá sản.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền đề nghị giải thể và quyết định giải thể doanh nghiệp
...
2. Thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp:
a) Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bộ quản lý ngành.
b) Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định trên, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu đó quyết định thành lập.
Trân trọng!

Lê Gia Điền
- Có phải mọi khoản chi trên 20 triệu đồng muốn đưa vào chi phí được trừ thì doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng?
- Doanh nghiệp thành lập mới trong khu kinh tế, khu công nghệ cao thì có được hưởng ưu đãi thuế TNDN từ địa bàn không?
- Bên thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bên công ty tự khấu trừ tiền lương của người lao động do không thi hành việc cấp dưỡng nuôi con không?
- Tiền đặt trước trong đấu giá của tổ chức đấu giá và người có tài sản là giá trị tài sản đấu giá được thẩm định trước?
- Đất không có sổ đỏ được chia thừa kế không? Đất không có sổ đỏ chia thừa kế như thế nào?