Có xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức đang mang thai khi bị Tòa án kết án phạt tù không?
Viên chức đang mang thai khi bị Tòa án kết án phạt tù có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không?
Khoản 3 Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật đối với viên chức đang mang mang thai như sau:
Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
...
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo như sau:
Quyết định kỷ luật viên chức
...
2. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Theo quy định nêu trên, viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì sẽ bị tiến hành xử lý kỷ luật buộc thôi việc trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực.
Tuy nhiên, đối với viên chức là người đang mang thai, việc xem xét xử lý kỷ luật sẽ chưa xem xét xử lý.
Vậy, viên chức là người đang mang thai bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc, tuy nhiên sẽ chưa xem xét việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức tại thời điểm này.
Có xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức đang mang thai khi bị Tòa án kết án phạt tù không? (Hình từ Internet)
Viên chức sử dụng chứng chỉ giả để được tuyển dụng có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không?
Khoản 4 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức sử lý kỷ luật buộc thôi việc với viên chức như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, viên chức có hành vi sử dụng chứng chỉ giả để được tuyển dụng sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
Viên chức quản lý bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc khi nào?
Khoản 3 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp viên chức quản lý bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
...
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức
...
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
b) Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.
Theo quy định nêu trên, viên chức quản lý bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Mẫu bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất 2024?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Căn cứ thành lập, tổ chức lại các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, các trạm y tế xã và các tổ chức khác thuộc Trung tâm Y tế huyện?
- Theo quy định Luật Quốc phòng, động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp huy động mọi nguồn lực nào?