Các trường hợp nào không nộp lại Chứng minh nhân dân bị xử phạt hành chính? Mức phạt đối với hành vi không nộp lại Chứng minh nhân dân như thế nào?
Các trường hợp nào không nộp lại Chứng minh nhân dân bị xử phạt hành chính?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi không nộp lại Chứng minh nhân dân sau:
Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...
Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, các trường hợp không nộp lại Chứng minh nhân dân bị xử phạt hành chính gồm:
- Không nộp lại Chứng minh nhân dân đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
- Không nộp lại Chứng minh nhân dân cho cơ quan có thẩm quyền khi:
+ Được thôi,
+ Bị tước quốc tịch,
+ Bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
- Không nộp lại Chứng minh nhân dân cho:
+ Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam,
+ Cơ quan thi hành án phạt tù,
+ Cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,
+ Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Các trường hợp nào không nộp lại Chứng minh nhân dân bị xử phạt hành chính? (Hình từ Internet)
Mức phạt đối với hành vi không nộp lại Chứng minh nhân dân như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi không nộp lại Chứng minh nhân dân sau:
Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, người không nộp lại Chứng minh nhân dân theo quy định pháp luật sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân gắn chip từ chứng minh nhân dân thực hiện như thế nào?
Căn cứ các quy định tại Luật Căn cước công dân 2014, Thông tư 59/2021/TT-BCA và Thông tư 60/2021/TT-BCA, thủ tục đổi thẻ căn cước công dân gắn chip được quy định như sau:
Bước 1: Gửi yêu cầu cấp đổi thẻ căn cước công dân
Căn cứ Điều 4 Thông tư 60/2021/TT-BCA, người có yêu cầu đổi thẻ căn cước công dân gắn chip đến địa điểm làm thủ tục cấp căn cước công dân hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.
Một số địa điểm làm thủ tục đổi căn cước công dân được quy định tại Điều 26 Luật căn cước công dân 2014 như sau:
+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị đổi căn cước công dân
Trường hợp đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì cán bộ thực hiện tiếp nhận đề nghị và tiến hành thực hiện theo quy định pháp luật.
Trường hợp không đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì cán bộ thực hiện từ chối tiếp nhận đề nghị và nêu rõ lý do.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì tiến hành xử lý theo luật định.
Bước 3: Thu nhận thông tin công dân
Sau khi tiếp nhận đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân, cán bộ thu nhận thông tin công dân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA.
Bước 4: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Trường hợp đủ điều kiện thì cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA.
Bước 5: Trả kết quả
Nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân; nhận thẻ căn cước công dân tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: tối đa 8 ngày làm việc (Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?