Công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phải bảo đảm được những yêu cầu cơ bản nào?
- Công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phải bảo đảm được những yêu cầu cơ bản nào?
- Kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung được đánh giá nội bộ như thế nào?
Công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phải bảo đảm được những yêu cầu cơ bản nào?
Điều 4 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về các yêu cầu cơ bản mà công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phải bảo đảm như sau:
Yêu cầu cơ bản của công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung bảo đảm cấp nước an toàn
1. Bảo đảm cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật.
2. Các hạng mục công trình thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Có phương án kiểm soát các nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên 48 giờ.
4. Có cơ chế quản lý tài chính rõ ràng, doanh thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy phục vụ công tác duy tu, sửa chữa nhỏ và khắc phục sự cố.
Theo quy định nêu trên, công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phải bảo đảm:
- Cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật.
- Các hạng mục công trình thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Có phương án kiểm soát các nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên 48 giờ.
- Có cơ chế quản lý tài chính rõ ràng, doanh thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy phục vụ công tác duy tu, sửa chữa nhỏ và khắc phục sự cố.
Công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phải bảo đảm được những yêu cầu cơ bản nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
Điều 9 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung như sau:
Phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
1. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm phê duyệt và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị mình quản lý theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn của đơn vị cấp nước được tính vào giá thành sản xuất nước sạch theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo đó, đơn vị cấp nước có trách nhiệm phê duyệt và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị mình quản lý.
Việc phê duyệt và thực hiện kế hoạch được thực hiện theo Mẫu hướng dẫn phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT
Xem chi tiết về mẫu hướng dẫn phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung: Tại đây
Kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung được đánh giá nội bộ như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT, việc kiểm tra, đánh giá nội bộ đối với kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung được thực hiện như sau:
- Đơn vị cấp nước có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá nội bộ về việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị mình quản lý hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện.
- Kiểm tra, đánh giá nội bộ được thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
- Kiểm tra, đánh giá nội bộ thường xuyên bao gồm quan sát, kiểm tra tại chỗ từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng theo giới hạn an toàn cấp nước và đưa ra các biện pháp kiểm soát kịp thời trong trường hợp vượt giới hạn cho phép.
- Kiểm tra, đánh giá nội bộ định kỳ được thực hiện 6 tháng và hằng năm theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
- Kiểm tra, đánh giá nội bộ đột xuất khi có sự cố bất thường xảy ra
- Đề xuất biện pháp khắc phục sự cố bất thường;
- Kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để phối hợp khắc phục sự cố trong trường hợp liên quan đến nguồn nước, nguồn điện, hành vi vi phạm pháp luật đối với công trình cấp nước.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ tay quản lý vận hành của đơn vị cấp nước.
*Lưu ý: Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 2 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?