Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm nào thuộc thẩm quyền của Cục Hàng không Việt Nam?
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm nào thuộc thẩm quyền của Cục Hàng không Việt Nam?
Tại Điều 38 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền của Cục hàng không Việt Nam như sau:
Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Cục Hàng không Việt Nam
1. Thế chấp tàu bay, cầm cố tàu bay.
2. Bảo lưu quyền sở hữu tàu bay.
3. Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay.
4. Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó, các trường hợp đăng ký thế chấp tàu bay, cầm cố tàu bay; Bảo lưu quyền sở hữu tàu bay; Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay và đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp trên thì sẽ thuộc thẩm quyền đăng ký của Cục Hàng không Việt Nam.
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm nào thuộc thẩm quyền của Cục Hàng không Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với tàu bay bao gồm những loại giấy tờ nào?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với tàu bay như sau:
Hồ sơ đăng ký đối với tàu bay
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01b tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02b tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ có bảo đảm bằng tàu bay trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, thay đổi bên nhận bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh có căn cứ thay đổi trong trường hợp không có văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
c) Trường hợp đăng ký thay đổi để bổ sung tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02b tại Phụ lục (01 bản chính).
Theo đó, hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay sẽ bao gồm: phiếu yêu cầu theo Mẫu và hợp đồng bảo đảm.
Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm: phiếu yêu cầu theo Mẫu; văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm...
Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào?
Tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm đối với tàu bay như sau:
3. Hồ sơ xóa đăng ký bao gồm Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03b tại Phụ lục (01 bản chính) và nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực):
a) Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm;
b) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
c) Hợp đồng hoặc văn bản khác không thuộc điểm b khoản này đã có hiệu lực pháp luật chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm;
d) Giấy chứng nhận xóa quốc tịch tàu bay trong trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 20 Nghị định này;
đ) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp quy định tại điểm l khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
4. Hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04b tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay (01 bản chính);
c) Trường hợp đăng ký thay đổi, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04b tại Phụ lục (01 bản chính).
Theo đó, hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
- Phiếu yêu cầu theo Mẫu;
- Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp;
- Hợp đồng hoặc văn bản khác đã có hiệu lực pháp luật chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm;
- Giấy chứng nhận xóa quốc tịch tàu bay
- Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?