Định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp sẽ thay đổi như thế nào từ 01/03/2023?

Xin hỏi từ ngày 01/03/2023, định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp thay đổi như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Tùng (Đồng Nai).

Định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp sẽ thay đổi như thế nào từ 01/03/2023?

Tại Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có quy định định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp trong một năm học như sau:

Định mức giờ giảng
1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
...
4. Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được tính quy đổi và áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định hệ số quy đổi giờ chuẩn đối với các cấp trình độ thấp hơn để tính định mức giờ chuẩn trong một năm học cho nhà giáo phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo.
5. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 8% định mức giờ giảng/năm;
b) Phó hiệu trưởng: 10% định mức giờ giảng/năm;
c) Trưởng phòng và tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;
d) Phó trưởng phòng và tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;
đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.
...

Theo quy định mới, từ ngày 01/03/2023, định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp như sau: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

Đồng thời, định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp không quy định cụ thể mức giờ giảng dạy như quy định cũ mà dựa trên hệ số định mức giờ giảng/năm theo quy định như trên.

định mức giảng dạy

Định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp sẽ thay đổi như thế nào từ 01/03/2023? (Hình từ Internet)

Từ 01/03/2023, thay đổi định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp như thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có quy định định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp trong một năm học như sau:

Định mức giờ giảng
1. Định mức giờ giảng trong một năm học của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, nhà giáo dạy các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp: Từ 450 đến 580 giờ chuẩn.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Giám đốc: 8% định mức giờ giảng/năm;
b) Phó Giám đốc: 10% định mức giờ giảng/năm;
c) Trưởng phòng hoặc tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm; d) Phó trưởng phòng hoặc tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm; đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.

Căn cứ quy định trên, từ ngày 01/03/2023, định mức giờ giảng trong một năm học của giáo viên dạy trình độ sơ cấp, giáo viên dạy các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác: Từ 450 đến 580 giờ chuẩn (giảm số giờ tối thiểu so với quy định cũ từ 500 đến 580 giờ chuẩn).

Đồng thời, định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp hoặc dạy các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác không quy định cụ thể mức giờ giảng dạy như quy định cũ mà dựa trên hệ số định mức giờ giảng/năm theo quy định như trên.

Quy định về mức giờ chuẩn, thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp từ ngày 01/03/2023 như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định về giờ chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Một giờ chuẩn giảng dạy trực tuyến được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp.

Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên.

Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.

- Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:

+) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;

+) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;

+) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.

Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục nghề nghiệp
Tạ Thị Thanh Thảo
32,205 lượt xem
Giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục nghề nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được tự chủ về cơ cấu tổ chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi quy định mã số, tiêu chuẩn; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề thì có phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chưa có giấy chứng nhận hoạt động nghề nghiệp có được cấp chứng chỉ đào tạo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng đối với giáo dục nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mô-đun là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo nghề của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện xét thăng hạng đặc cách đối với giáo viên, giảng viên chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào