Từ 01/03/2023, giờ chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo sẽ thay đổi như thế nào?

Xin hỏi thông tư mới quy định về sửa đổi giờ chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Như (Bình Dương).

Sửa đổi giờ chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định về giờ chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như sau:

Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng
1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Một giờ chuẩn giảng dạy trực tuyến được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp.
Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.
2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.
3. Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.

Theo đó so với quy định cũ, giờ chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp đã quy định đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Một giờ chuẩn giảng dạy trực tuyến được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp.

Ngoài ra, thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn quy định về giờ dạy lý thuyết, giờ dạy tích hợp, giờ dạy thực hành theo quy định như trên.

giờ chuẩn

Từ 01/03/2023, giờ chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo sẽ thay đổi như thế nào? (Hình từ Internet)

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp phải thực hiện trong năm học đúng không?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quy định về nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo và quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà nhà giáo phải thực hiện trong năm học;
...

Theo quy định trên, tuỳ vào cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp phải thực hiện trong năm học dựa trên tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quy định về nghiên cứu khoa học đối với giáo viên.

Nhiệm vụ của giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp là gì?

Tại quy định Điều 3 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nhiệm vụ của giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp như sau:

- Công tác giảng dạy, bao gồm:

+) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy;

+) Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;

+) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.

- Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên.

- Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.

- Hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp.

- Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy.

- Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh, sinh viên.

- Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.

- Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.

- Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất.

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia công tác quản lý đào tạo.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Trân trọng!

Giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục nghề nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Mô-đun là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo nghề của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện xét thăng hạng đặc cách đối với giáo viên, giảng viên chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp không cần đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ từ ngày 15/10/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Có những phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức lương là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung chi và mức chi cho hoạt động đánh giá cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp sẽ áp dụng quy định nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội viên chính thức của Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam sẽ giải thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu tiêu chuẩn về chuyên môn của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp theo dự thảo mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục nghề nghiệp
Tạ Thị Thanh Thảo
415 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào