Khi đăng ký biện pháp bảo đảm thì những ai sẽ được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến?
- Khi đăng ký biện pháp bảo đảm thì những ai sẽ được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến?
- Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy hay không?
- Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai?
- Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai?
Khi đăng ký biện pháp bảo đảm thì những ai sẽ được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến?
Tại Điều 23 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về cấp tài khoản đăng ký trực tuyến như sau:
Cấp tài khoản đăng ký trực tuyến
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký trực tuyến được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này cấp tài khoản đăng ký trực tuyến (sau đây gọi là tài khoản).
Một tài khoản chỉ được cấp cho một tổ chức, cá nhân, có thể là tài khoản sử dụng thường xuyên hoặc tài khoản sử dụng một lần trong đăng ký theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân được cấp tài khoản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của thông tin phải kê khai để được cấp tài khoản và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài khoản.
2. Tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cấp tài khoản thông qua giao diện đăng ký trực tuyến hoặc gửi văn bản đề nghị theo Mẫu số 01e tại Phụ lục đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp có thẩm quyền cấp tài khoản đối với trường hợp đăng ký quy định tại Điều 44 Nghị định này.
Cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản đối với trường hợp đăng ký quy định tại các Điều 25, 38 và 41 Nghị định này hoặc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, về hàng không, về hàng hải hoặc pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Theo đó, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến được cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản đăng ký trực tuyến.
Khi đăng ký biện pháp bảo đảm thì những ai sẽ được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy hay không?
Tại Điều 24 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về thủ tục đăng ký trực tuyến như sau:
Thủ tục đăng ký trực tuyến
1. Người yêu cầu đăng ký sử dụng tài khoản để đăng nhập vào hệ thống đăng ký trực tuyến và kê khai thông tin, xác thực hồ sơ đăng ký theo quy trình trên giao diện đăng ký trực tuyến. Trường hợp pháp luật có quy định hồ sơ đăng ký phải đính kèm bản điện tử thì người yêu cầu đăng ký gửi đính kèm văn bản này, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 46 Nghị định này.
Người yêu cầu đăng ký thực hiện thanh toán phí đăng ký theo quy trình trên giao diện đăng ký trực tuyến hoặc theo phương thức thanh toán được quy định tại pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan.
Hồ sơ đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký trực tuyến và trả kết quả đăng ký áp dụng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
2. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện việc đăng ký trực tuyến thông qua tài khoản của người đại diện thì người đại diện phải kê khai thông tin mã số tài khoản của người được đại diện. Thông tin về biện pháp bảo đảm được đăng ký phải được cập nhật vào tài khoản của người được đại diện, không cập nhật vào tài khoản của người đại diện.
3. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan đăng ký thực hiện việc từ chối đăng ký thông qua giao diện đăng ký trực tuyến hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký.
4. Trường hợp pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển, về hàng không hoặc pháp luật về hàng hải có quy định khác về thủ tục đăng ký trực tuyến quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.
Căn cứ theo quy định hiện hành, hồ sơ đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy.
Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai?
Tại Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai như sau:
Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai
1. Các trường hợp phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;
c) Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;
d) Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Theo đó, các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền của văn phòng đăng ký đất đai bao gồm: Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;.. và một số trường hợp khác theo quy định.
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai?
Tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai như sau:
Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai
...
2. Các trường hợp đăng ký theo yêu cầu:
a) Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này;
c) Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất sang đăng ký thế chấp đối với nhà ở, thế chấp đối với tài sản khác gắn liền với đất;
d) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
đ) Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản này.
Căn cứ theo quy định hiện hành, những trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai bao gồm: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai; Thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu... và một số trường hợp khác theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?