Xử phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia sau 22 giờ và làm ồn ào tại khu dân cư vào dịp Tết Nguyên đán thế nào?
Xử phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia sau 22 giờ và làm ồn ào tại khu dân cư vào dịp Tết Nguyên đán thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi sử dụng rượu bia như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
...
Và dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có nêu:
Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Từ quy định nêu trên, vào những ngày Tết đến, mọi người thường tụ tập cùng nhau uống rượu bia nhất, sẽ hơi quá khích và gây mất trật tự, làm ồn ào tại khu dân cư.
Chính vì vậy, pháp luật đã có quy định khi có hành vi này sẽ áp dụng xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
Trong trường hợp như đã nêu trên nếu gây mất trật tự, làm ồn ào tại khu dân cư trong khung giờ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Như vậy, tổng hợp hình phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia gây mất trật tự công cộng sau 22 giờ đêm có thể bị xử phạt từ 1.500.000 đến 3.000.000 đồng.
* Lưu ý: Mức phạt hành vi trên đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức sẽ áp dụng gấp đôi số tiền (tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này).
Xử phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia sau 22 giờ và làm ồn ào tại khu dân cư vào dịp Tết Nguyên đán thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi sử dụng rượu bia vào dịp Tết có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Đối với trường hợp sử dụng rượu bia này, Bộ luật Hình sự có nêu cụ thể một số tội sau đây mà tội phạm có thể gây ra:
- Tội gây rối trật tự công cộng (Tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm g khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017);
...
Có thể thấy rằng việc sử dụng rượu bia có thể xảy ra rất nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngoài ra có thể gây hại đến người khác.
Theo đó, sử dụng rượu bia vào dịp Tết có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào tính chất, mức độ của từng hành vi mà pháp luật sẽ có mức phạt đối với tội phạm.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người uống rượu bia vào dịp Tết là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người uống rượu bia vào dịp Tết sẽ được xác định tại Điều 27 nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?