Theo quy định, việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện ra sao?
Việc gia hạn thời hạn thanh tra được quy định như thế nào?
Tại Điều 48 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định về vấn đề gia hạn thời hạn thanh tra như sau:
1. Các trường hợp phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
a) Phải thực hiện trưng cầu giám định hoặc phái xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi tiến hành thanh tra;
b) Cần xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
c) Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
2. Các trường hợp đặc biệt phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
a) Cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương;
b) Cuộc thanh tra có ít nhất 02 yếu tố quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi người ra quyết định thanh tra đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra kèm theo dự thảo quyết định gia hạn thời hạn thanh tra; văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn.
4. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi đến Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, các trường hợp phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
- Phải thực hiện trưng cầu giám định hoặc phái xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi tiến hành thanh tra;
- Cần xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
Theo quy định, việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính như thế nào?
Tại Điều 49 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính như sau:
1. Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
b) Ban hành quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố quyết định thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
d) Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Theo đó, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính bao gồm:
- Chuẩn bị thanh tra
- Tiến hành thanh tra trực tiếp
- Kết thúc cuộc thanh tra
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Tại Điều 50 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành như sau:
1. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:
a) Chuẩn bị thanh tra, bao gồm: ban hành quyết định thanh tra; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này.
Trường hợp để bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp, trước khi ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có thể quyết định việc thu thập thông tin theo quy định tại Điều 58 của Luật này;
b) Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm: công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật này; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra (nếu có); kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp;
c) Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm: báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng dự thảo kết luận thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, trừ trường hợp không cần thiết phải thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này; ban hành kết luận thanh tra; công khai kết luận thanh tra.
2. Trường hợp luật khác có quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác với quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
3. Trường hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của ngành, lĩnh vực, theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác với quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải bảo đảm có tối thiểu các thủ tục về ban hành quyết định thanh tra, công bố quyết định thanh tra, tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, ban hành kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra.
Theo đó, Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định trên.
Trận trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?