Quy định về kết thúc tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động?
- Kết thúc tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
- Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của Cảnh sát cơ động?
- Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị Cảnh sát cơ động?
Kết thúc tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định kết thúc tuần tra, kiểm soát như sau:
1. Kết thúc ca tuần tra, kiểm soát, Tổ trưởng tổ tuần tra phải tổng hợp báo cáo kết quả công tác và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong ca tuần tra, kiểm soát.
2. Tổ trưởng tổ tuần tra kiểm tra toàn bộ tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bàn giao cho đơn vị theo quy định.
3. Tổng hợp tình hình có liên quan đến địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến tuần tra, kiểm soát.
4. Lưu trữ tài liệu về hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
(Hình ảnh minh họa)
Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Theo Điều 19 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm soát như sau:
1. Khi phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm và thông báo hành vi vi phạm cho người vi phạm biết.
2. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và chuyển ngay cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, bắt giữ, vô hiệu hóa hành vi vi phạm và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp phát hiện người có quyết định truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát ghi nhận thông tin về người đó (đặc điểm về người, trang phục, phương tiện và các đặc điểm khác) đồng thời báo cáo Trưởng ca liên hệ, phối hợp với cơ quan ra quyết định truy tìm hoặc Công an xã, phường, thị trấn xử lý theo đúng quy định.
5. Trường hợp phát hiện phương tiện, đồ vật, tài liệu, tài sản có quyết định truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo vệ hiện trường hoặc ghi nhận thông tin về phương tiện, đồ vật, tài liệu, tài sản đó, đồng thời báo cáo để Trưởng ca liên hệ, phối hợp với cơ quan ra quyết định truy tìm hoặc Công an xã, phường, thị trấn xử lý theo đúng quy định.
Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của Cảnh sát cơ động?
Tại Điều 20 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự như sau:
1. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 14 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị Cảnh sát cơ động?
Theo Điều 21 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị như sau:
1. Tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự:
a) Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự bố trí cán bộ Cảnh sát cơ động và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
b) Địa điểm giải quyết vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số điện thoại; nội quy tiếp dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
3. Trình tự giải quyết vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự tại trụ sở đơn vị, thực hiện như sau:
a) Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị;
b) Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác;
c) Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền;
d) Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ;
đ) Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy tờ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Khi trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải có quyết định và lập biên bản theo quy định;
e) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính qua tài khoản, dịch vụ bưu chính công ích, Cổng dịch vụ Công quốc gia, Cổng dịch vụ Công Bộ Công an thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ Công an.
Trân trọng!
Ném đá vào nhà ở của người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Gọi đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 để quấy rối, đe dọa, xúc phạm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Vi phạm hành chính là gì? Ví dụ về vi phạm hành chính?
Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cách ghi Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính theo Thông tư 30?
Cá nhân xây hàng rào gây cản trở việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đề xuất kiểm soát thu nhập của chồng/vợ sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng?
Tăng mức phạt đối với hành vi bán đất đang tranh chấp lên 50 triệu đồng từ ngày 04/10/2024?
Cá nhân nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định bị xử phạt bao nhiêu?
Phun sơn lên tường nhà người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Phan Hồng Công Minh
Chia sẻ trên Facebook
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?