Doanh nghiệp có được dùng ngày nghỉ hằng năm của người lao động để cộng thêm vào thời gian nghỉ tết Nguyên đán hay không?

Chào anh chị, cho em hỏi em đang làm công tác nhân sự tại một công ty, hiện tại công ty đang đưa ra phương án bổ sung ngày nghỉ tết Nguyên đán cho người lao động bằng cách dùng ngày nghỉ hằng năm. Anh chị cho mình hỏi việc làm này có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Doanh nghiệp có được dùng ngày nghỉ hằng năm của người lao động để cộng thêm vào thời gian nghỉ tết Nguyên đán hay không?

Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc nghỉ hằng năm như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Tại Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nội dung thương lượng tập thể như sau:

Nội dung thương lượng tập thể
Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật cho phép người sử dụng lao động quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động có thể tiến hành thương lượng đối với người lao động.

Từ đó, người sử dụng lao động có thể sử dụng các phương thức này để thỏa thuận, thương lượng với người lao động về việc sử dụng ngày nghỉ hằng năm làm ngày nghỉ tết.

nghỉ tết

Doanh nghiệp có được dùng ngày nghỉ hằng năm của người lao động để cộng thêm vào thời gian nghỉ tết Nguyên đán hay không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp vi phạm quy định về ngày nghỉ hằng năm của người lao động có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp thì mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc được quy định như thế nào?

Tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Như vậy, cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

Vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không phải lập biên bản khi bị phạt vi phạm hành chính? Trường hợp nào phải lập biên bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm lộ bí mật đời tư của người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người vi phạm hành chính chết thì có cần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào công khai người vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiểu thế nào về vi phạm hành chính nhiều lần? Sự khác nhau giữa vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi chở hàng vượt quá chiều cao theo Nghị định 100 bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá tài sản kê biên cao hơn nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính thì có được nhận lại phần chênh lệnh cao hơn đó không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
328 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào