Quy định về yêu cầu về tổ chức chiếu sáng đô thị như thế nào?
Yêu cầu về tổ chức chiếu sáng đô thị là gì?
Tại Điều 12 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về yêu cầu về tổ chức chiếu sáng đô thị như sau:
Yêu cầu về tổ chức chiếu sáng đô thị
1. Tuân thủ theo quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuân thủ các quy định về quản lý chiếu sáng đô thị.
3. Bảo đảm các chức năng chiếu sáng cho các hoạt động của đô thị về ban đêm, góp phần tôn tạo diện mạo, mỹ quan đô thị và bảo đảm tiết kiệm điện, hiệu quả.
Việc tổ chức chiếu sáng đô thị cần đáp ứng các yêu cầu như:
- Tuân thủ theo quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tuân thủ các quy định về quản lý chiếu sáng đô thị.
- Bảo đảm các chức năng chiếu sáng cho các hoạt động của đô thị về ban đêm, góp phần tôn tạo diện mạo, mỹ quan đô thị và bảo đảm tiết kiệm điện, hiệu quả.
Quy định về yêu cầu về tổ chức chiếu sáng đô thị như thế nào? (Hình từ Internet)
Chiếu sáng các công trình giao thông đô thị được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về chiếu sáng các công trình giao thông đô thị như sau:
Chiếu sáng các công trình giao thông đô thị
1. Bảo đảm các chức năng về chiếu sáng, định vị, dẫn hướng cho các đối tượng tham gia giao thông hoạt động an toàn về ban đêm. Các chỉ tiêu định lượng, chất lượng chiếu sáng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị quy định cho từng loại công trình giao thông.
2. Việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông phải được xây dựng đồng bộ với các công trình chiếu sáng đô thị.
3. Việc chiếu sáng đường, đường phố, hè phố, cầu, nút giao thông, bến, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe buýt công cộng trong đô thị phải phù hợp yêu cầu của quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị, có tính thẩm mỹ, phù hợp với không gian kiến trúc và cảnh quan môi trường xung quanh.
4. Việc chiếu sáng tại các ngõ, hẻm phải phù hợp với điều kiện thực tế; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, văn minh tại khu vực dân cư.
5. Việc chiếu sáng hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu chỉ dẫn và khả năng phát hiện kịp thời chướng ngại vật trong hầm, bảo đảm an toàn, phòng, chống cháy nổ và có nguồn sáng dự phòng.
Chiếu sáng các công trình giao thông đô thị phải bảo đảm các chức năng về chiếu sáng, định vị, dẫn hướng cho các chủ thể tham gia giao thông; có tính thẩm mỹ và đảm bảo được các quy chuẩn kỹ thuật. Việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông phải được xây dựng đồng bộ với các công trình chiếu sáng đô thị.
Chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị được thực hiện ra sao?
Tại Điều 14 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị như sau:
Chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị
1. Công viên, vườn hoa, quảng trường, các khu vực ven hồ nước, ven hai bên bờ sông, ven bờ biển và các không gian công cộng có ý nghĩa về chính trị, lịch sử, văn hóa trong đô thị được tổ chức chiếu sáng theo quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được phê duyệt.
2. Giải pháp chiếu sáng không gian công cộng phải góp phần tăng tính thẩm mỹ không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cảnh quan như cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, mặt nước với các công trình kiến trúc, tượng đài, đài phun nước và các công trình khác.
3. Đơn vị được giao quản lý, vận hành hoặc các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng, khai thác khu vực công cộng trong đô thị phải có trách nhiệm tổ chức chiếu sáng theo quy định của chính quyền đô thị.
Đơn vị được giao quản lý, vận hành hoặc các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng, khai thác khu vực công cộng trong đô thị phải có trách nhiệm tổ chức chiếu sáng theo quy định của chính quyền đô thị, việc chiếu sáng phải góp phần tăng tính thẩm mỹ không gian đô thị.
Chiếu sáng mặt ngoài các công trình trong đô thị như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về chiếu sáng mặt ngoài các công trình trong đô thị như sau:
Chiếu sáng mặt ngoài các công trình trong đô thị
1. Các công trình kiến trúc, xây dựng; các công trình di tích lịch sử, văn hóa, thể thao; tháp truyền hình; ăng ten thu, phát sóng có kiểu dáng, hình ảnh và vị trí tạo điểm nhấn của đô thị hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt kiến trúc và cảnh quan đô thị phải được chiếu sáng mặt ngoài hoặc một phần mặt ngoài của công trình.
2. Tùy theo chức năng, quy mô, đặc điểm kiến trúc, độ cao và yêu cầu thẩm mỹ, việc chiếu sáng mặt ngoài công trình phải tạo nên những điểm nhấn, hình ảnh đặc trưng của công trình, đồng thời đảm bảo hài hòa với chiếu sáng các công trình giao thông; không gian công cộng và các công trình xung quanh.
3. Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng các công trình nêu tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm tổ chức chiếu sáng theo quy định của chính quyền đô thị.
Việc chiếu sáng mặt ngoài các công trình trong đô thị phải tạo nên những điểm nhấn, hình ảnh đặc trưng của công trình, đồng thời đảm bảo hài hòa với chiếu sáng các công trình giao thông; không gian công cộng và các công trình xung quanh. Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm tổ chức chiếu sáng theo quy định của chính quyền đô thị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?